Sau một năm miền Bắc công bố hoàn toàn giải phóng miền Nam năm 1976, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thân hành đến chùa Linh Mụ vấn an, thỉnh ý Hòa thượng Thích Đôn Hậu từng đảm trách Chủ nhiệm Ủy ban Hòa bình, Thống nhất, Dân chủ của Mặt trận Dận tộc Giải phóng miền Nam.
Cả hai nhân vật trong hình, được gắn liền với dòng lịch sử của tổ quốc còn có Tổng Bí thư Lê Duẩn ngồi chung bàn trà, đối diện Hòa thượng Thích Đôn Hậu - trụ trì chùa Linh Mụ.
Qua tấm hình sau năm hai miền sum họp, thì nay tướng Giáp lại có chuyến gặp gỡ tại một ngôi cổ tự Cố đô Huế trong nụ cười “cần bày tỏ” thắm thiết như muốn thổi vào lòng Dân tộc – Đạo pháp cơn gió mới của sự hòa hợp, hàn gắn, tôn trọng.
Đã biết bao giấy mực từng trang, viết nên đoạn di thảo ấy của Ngài. Hòa thượng Thích Đôn Hậu mở miệng cười vui trước nét mặt đắc ý của nhị vị lãnh đạo quân sự thời sơ khởi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp tay cầm cây quạt truyền thống và đưa mắt nhìn thật lâu vào nó và tự vấn?
“Tỏ lòng luyến mộ kính lời thăm
Chúc nguyện tôn nhan ánh nguyệt Rằm”
Câu chuyện của người xưa, thật không ai không thể tả hết cái chân tình của những vị tướng khi đặt chân lên chốn thiền môn (cửa Phật) để phân trình những hướng đi cho cả một quốc gia. Có thể nói, trong thân tâm sâu thẳm của tướng Giáp luôn có niềm tin ở nơi quý vị Chư tôn đức trưởng lão lãnh đạo Phật giáo. Sau những “biến cố tôn giáo 1963” đã làm tổn thương đến sứ mạng của người con Phật.
Sự hiện diện của hai nhà cách mạng lớn trong khung cảnh "Dĩ hòa vi quý"; Nghĩa là lấy hòa thuận làm gốc không nên lún sâu mất đoàn kết. Hòa thượng Thích Đôn Hậu luôn xem đó là Kim chỉ nam định hướng về một Phật giáo cần đi theo con đường hòa giải và Hòa thượng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã mạnh dạn thảo luận những gì mà Phật giáo đã cống hiến cho dân tộc, mong lịch sử nhìn lại thấu đáo để có sự cởi trói.
Hòa thượng chia sẻ: “Nếu Phật giáo không phải là yêu nước thì trong khi mà các Ngài ở chùa đó, nếu các nhà sư mà xấu, thì chắc là các Ngài cũng không còn đến ngày nay để lãnh đạo.
Từ đó về sau, trải qua những cuộc kháng chiến chống Pháp, đến chống Mỹ, các vị cũng biết rằng nhà chùa, nhất là nhà chùa là những nơi giúp đỡ, chở che cho cán bộ, bộ đội như thế nào! Và ngay cả Tết Mậu Thân, dù cán bộ, bộ đội về nhiều như thế, về thành phố Huế nhiều như thế, thì về ở đâu, không phải là ở nhà đạo khác mà chỉ là ở nhà phật tử”.
Nói như vậy để thấy rằng Phật giáo luôn luôn gắn liền với cách mạng. Vì gắn liền với cách mạng cho nên khi nghe đến giải phóng chỗ nào thì người Phật giáo hoan nghênh lắm. Mà nhất là khi nghe giải phóng đến Sài Gòn, thì phấn khởi vô cùng, hoan nghênh hết sức.
Nếu chúng ta làm thành tựu như vậy đó, thì sẽ mang lại hòa bình, độc lập cho dân tộc.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn thật sự lắng nghe hoài bảo của tăng, ni tín đồ Phật giáo trên tinh thần "cùng có công xây dựng tổ quốc" mở ra phương hướng cao rộng cho Phật giáo Việt nam.