Đại đức Thích Minh Nguyệt, một trong hai đệ tử của Cố Trưởng lão Hòa thượng bên tôn tượng của bổn sư tại chùa Quán Sứ (Hà Nội)
Nói về lý do tạc tượng, Đại đức Thích Minh Nguyệt, một trong 2 đệ tử thành tâm làm tượng chia sẻ: “Chúng tôi quyết định làm tôn tượng của sư phụ bằng sáp vì ở Thái Lan có công nghệ làm tượng gần giống 70 - 80% như người thật.
Huynh đệ tôi mong muốn khi có tôn tượng này giúp chư huynh đệ mỗi khi nhớ đến hay lúc lên lễ Ngài sẽ có cảm giác như Cố Hòa thượng vẫn luôn hiện diện bên cạnh, từ đó mà cố gắng tu tập.
Nhìn từ bên phải của tôn tượng
Bên trái
Trực diện nhìn vào giống như người thật
Trước mắt theo Đại đức Thích Minh Nguyệt, tôn tượng của cố Đại Trưởng lão được đặt thờ tại chùa Quán Sứ cho đến hết Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII. Ngay sau đó, tôn tượng sẽ được đưa về tháp ở chùa Nho Lâm (tỉnh Hưng Yên) để kịp cho lễ giỗ đầu tiên của Ngài (2/11 âm lịch).
Theo đại đức, có thể thời gian tới thầy và đại đức Thích Minh Quang sẽ làm thêm 1 hay 2 tôn tượng của sư phụ nữa để đặt thờ tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) và chùa Bái Đính (Ninh Bình).
Nhiều bà con phật tử khi biết thông tin đã tìm đến chùa Quán Sứ để được chiêm bái
Cố Đại Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ là người có nhiều đóng góp trong việc thống nhất các hệ phái, đi đến thống nhất các tổ chức Phật giáo trong cả nước vào ngày 7/11/1981.
Ngài từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Giáo hội và là đại biểu Quốc hội khóa XI và XII. Ghi nhận sự đóng góp của Hòa thượng, Nhà nước đã trao tặng Hòa thượng nhiều danh hiệu cao quý, trong đó có Huân chương Hồ Chí Minh.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự