Ấm lòng ở “khu chợ 0 đồng” cho sinh viên

Thứ tư - 29/01/2020 03:40
3 năm qua, “góc sẻ chia” tại trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM trở thành điểm dừng chân quen thuộc của các sinh viên trong trường. Ở đó, sinh viên có thể dùng mì tôm, bánh ngọt, hay thỉnh thoảng nhận thịt, cá, rau miễn phí nên nhiều bạn gọi đơn giản đó là “chợ 0 đồng”.
Khu vực góc sẻ chia thông báo có đợt thực phẩm cho sinh viên
Khu vực góc sẻ chia thông báo có đợt thực phẩm cho sinh viên

Ở tầng hầm toà nhà chính của trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM có một khu vực rất đặc biệt. Đó không chỉ có chỗ nghỉ ngơi vào giữa trưa cho sinh viên, mà cạnh bên có một “góc sẻ chia”. Tại đó, có khu vực sẻ chia quần áo, xe đạp và kệ bày thực phẩm, mì tôm và những lò vi sóng hâm nóng thức ăn, máy đun nước để nấu mì tôm, dùng thực phẩm miễn phí có ở đó.

1

Đinh Thị Diễm Hồng, sinh viên năm 2 ngành Công nghiệp Thực phẩm cho biết, mới đây mới biết nhiều về “Góc sẻ chia”. Như các sinh viên khác, Hồng cũng đến đây nhận được những món đồ phù hợp khi cần thiết. “Góc này giúp đỡ rất nhiều cho sinh viên. Ở đó thực phẩm để sẵn, tủ lạnh có đầy đủ cá, thịt gà, heo… mỗi bạn sinh viên được lấy tối đa 3 món. Vào chọn đồ mà cảm giác như được đi chợ nhưng lại miễn phí”, Hồng kể.

1

Hồng cho biết: “Em từng đến đó lấy cá, gà, trứng, rau về nấu ăn. Đặc biệt, thứ 5 hàng tuần là ngày phát cơm miễn phí, nhiều bạn sinh viên hôm nào phải học liên tiếp sáng chiều không kịp ra ngoài ăn có thể đến nhận cơm”.

1

Nữ sinh này cho hay, mì tôm thì lúc nào cũng có sẵn mọi lúc, khi cần sinh viên chỉ cần đến lấy mì rồi dùng tô, bát nồi nấu sẵn, sau đó đến bếp tự nấu. Dù có sẵn “góc sẻ chia” nhưng Hồng cũng không thường xuyên tới lấy và chỉ đến khi thật sự cần thiết.

1

Tương tự, Nguyễn Văn Hoài Thanh, sinh viên năm 4 ngành Thương mại điện tử quê Tiền Giang thì khoe: “Ở góc sẻ chia đó có đủ thứ từ mì, quần áo, xe đạp, đến thực phẩm tươi sống dù cũng có giới hạn. Mỗi buổi học nhiều em không có thời gian đi xa đều tranh thủ ghé đây lấy mì gói ăn, vậy là đỡ được bữa trưa, có sức học tiếp buổi chiều. Ngoài ra, sản phẩm khác em thường sử dụng nhất là xe đạp. Tiện nhất là xe đạp em có thể mượn đi được mấy ngày liền”.

1

“Sinh viên ở tỉnh như em nhờ góc sẻ chia này mà tiết kiệm được rất nhiều. Nhiều lúc sinh viên ở quê, gia đình chưa kịp gửi tiền sinh hoạt tháng thì có thể đến đấy nhận thức ăn tạm được vài ngày. Hơn nữa theo em, không chỉ chia sẻ cho sinh viên những lúc khó khăn cần thiết, nơi đây còn giúp sinh viên rèn ý thức chẳng hạn mỗi người tự mượn đồ rồi trả lại đúng hẹn hay lựa chọn vừa phải theo nhu cầu của mình”, Thanh bộc bạch.

1

Đặc biệt vào mỗi thứ năm hàng tuần, “góc sẻ chia” này phát 200 suất cơm trưa miễn phí do sinh viên tự tay nấu, riêng tuần lễ cuối cùng của tháng tặng thực phẩm tươi sống, rau củ quả. Được biết, kinh phí cho góc hoạt động đến chủ yếu từ nhà trường, mạnh thường quân, cựu sinh viên.

1

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Góc sẻ chia này ra đời này mang nhiều ý nghĩa mà điều đầu tiên là thể hiện triết lý nhân bản của nhà trường “luôn thương yêu sinh viên như con”. Ban đầu, “góc sẻ chia” này mang tính chất giáo dục khi là nơi những em sinh viên khá giả có đồ thừa hoặc cựu sinh viên ra trường lương cao biết nhớ về thời sinh viên gian khổ của mình, hoặc các thầy giáo có đồ vật dụng dư thừa… mang đến để sẻ chia tình cảm cho sinh viên đang học. Kết quả của nó mang lại rất nhiều mang tính nhân văn, giáo dục và đặc biệt giúp nhiều sinh viên khó khăn có thể bớt khổ phần nào”.

Cũng theo ông Dũng, trong bối cảnh tự chủ khi học phí càng ngày càng tăng lên thì nhiều sinh viên sẽ gặp khó khăn, nếu có những “góc sẻ chia” này thì giảm bớt phần nào cho các em ấy.

Có lẽ đúng như lời PGS.TS Đỗ Văn Dũng nói, nếu “khu chợ 0 đồng” này được lan tỏa ở nhiều nơi thì sẽ hỗ trợ rất nhiều cho sinh viên ở tỉnh xa đến học tại TPHCM này.

Nguồn tin: Dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây