Nói đến chùa cổ của xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh, không thể không nhắc tới chùa Dâu, là ngôi chùa được coi là có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam mặc dù các dấu tích vật chất không còn, nó đã được xây dựng lại. Chùa là một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay. Đây cũng là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4.
Chùa Dâu, còn có tên là Diên Ứng, Pháp Vân, hay Cổ Châu, là một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km. Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam. Chùa còn được người dân gọi với những tên gọi khác nhau như chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên ứng tự.
Chùa Dâu tọa lạc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa được xây dựng vào buổi đầu Công Nguyên. Các nhà sư Ấn Độ đầu tiên đã từng đến đây. Vào cuối thế kỷ 6, nhà sư Tì-ni-đa-lưu-chi từ Trung Quốc đến chùa này, lập nên một phái Thiền ở Việt Nam. Chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa, Phật giáo Việt Nam, được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày 28 tháng 4 năm 1962.
Chùa Bút Tháp (Ninh Phúc tự) thuộc xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, là một ngôi chùa cổ có quy mô kiến trúc lớn ở đồng bằng Bắc Bộ còn lại đến ngày nay. Chùa có kiến trúc độc đáo, được thiết kế hài hòa với môi trường thiên nhiên, bảo đảm nguyên tắc Phật giáo nhưng vẫn giữ phong cách văn hóa truyền thống của người Việt. Năm 2013, chùa Bút Tháp được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Chùa Bút Tháp Bắc Ninh là một quần thể kiến trúc còn giữ lại nhiều di tích của thế kỷ 17. Phật điện của chùa gần như nguyên sơ của chùa cổ Việt Nam, gồm 10 nếp nhà nằm trên mộ trục dài hơn 100 m. Qua cửa Tam quan, đến gác chuông hai tầng, tám mái.
Chùa Bút Tháp Bắc Ninh có tháp Bảo Nghiêm thờ Hòa thượng Chuyết Chuyết, trông tháp giống như cây bút khổng lồ vươn thẳng tới trời cao thanh vắng. Tháp cao 13,05 m, năm tầng với một phần đỉnh xây bằng đá xanh; ngoài tầng đáy rộng hơn, bốn tầng trên gần giống nhau, rộng 2 m. Năm góc của 5 tầng có 5 quả chuông nhỏ. Lòng tháp có một khoang tròn đường kính 2,29 m. Ngoài kỹ thuật xây dựng đá, phần bệ tượng được bao quanh bằng hai vòng tường cấu tạo bằng cột và lan can. Riêng ở tầng trệt của tòa tháp này có mười ba bức chạm lấy đề tài động vật làm chính. Tháp thể hiện tài ghép đá và nghệ thuật điêu khắc tuyệt vời của người thợ Việt Nam xưa.
Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư" (tập I, NXB Khoa học xã hội, H. 1971) thì chùa Vạn phúc được xây dựng vào năm 1057. Nhưng theo "Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh" (bộ ván khắc còn lưu ở chùa Dâu huyện Thuận Thành) và truyền thuyết dân gian thì có thể chùa Phật Tích có từ cuối thế kỷ thứ III.
Cũng như chùa Dâu, chùa Bút Tháp,… chùa Phật Tích là di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu được giới nghiên cứu các ngành khoa học xã hội, nghiên cứu nghệ thuật, nghiên cứu tôn giáo trong và ngoài nước rất quan tâm tìm hiểu./.
Nguồn tin: VTC News
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự