Lăng mộ không chỉ là những di tích để tưởng niệm người chết, mà còn phản ánh nhiều khía cạnh: quan niệm về nhân sinh quan, thế giới quan của người đương thời về sinh tử. Ngoài ra việc xây cất lăng còn phản ánh các giá trị nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc của thế kỷ ấy. Trong vô số các lăng mộ quan lại được xây dựng trong thế kỷ XVIII, lăng Quận công Phạm Đôn Nghị là một di tích đẹp, khá nguyên vẹn còn tồn tại đến ngày nay.
Lăng Quận công Phạm Đôn Nghị ở xóm 1, xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Lăng được xây dựng năm 1734, chất liệu chủ yếu bằng đá xanh và đá ong. Lăng Quận công Phạm Đôn Nghị là một trong những di tích đẹp trong các lăng mộ quan lại được xây dựng trong thế kỉ XVIII và còn tồn tại khá nguyên vẹn đến ngày nay. Đây có thể được xem là khi quần thể lăng mộ thế kỉ XVIII đẹp nhất ở Hoài Đức. Lăng của ông còn được gọi là lăng ông Quận.
Quần thể lăng Phạm Đôn Nghị (xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội) nằm trong một khuôn viên rộng khoảng 850m2 trồng nhiều cây xanh. Khu lăng mộ được bao bọc bằng một bức tường đá ong dày khoảng 0,5m.
Phạm Đôn Nghị (1728-1789) từng làm chưởng đốc Sơn Tây và đốc lĩnh Hải Dương, Kinh Bắc. Ông được ban tước Quận công do tài chỉ huy voi trận dẹp yên nhiều cuộc nổi dậy. Cũng như hai người đồng hương làm tướng của thế hệ trước là Quận công Phạm Mẫn Trực (cậu ruột) và đề đốc Phạm Nguyễn Công (1685-1728), ông rất giàu có và đã giúp đỡ nhân dân sở tại xây dựng làng quê. Quận công Phạm Đôn Nghị mất ngày 30 tháng 5 âm lịch, sau được tôn làm phúc thần tại đình Lại Yên.
Cả 3 vị tướng đều cho xây lăng ở đồng làng Lại Yên, huyện Hoài Đức, nay thuộc TP Hà Nội. Trải qua hơn 2 thế kỷ, 2 lăng quận công đã được xếp hạng ngày 13.1.1964 là di tích lịch sử - kiến trúc - nghệ thuật quốc gia, ngày 17.9.1993 được công nhận lại. Hiện nay, đa số giới nghiên cứu nhận định 3 di tích đang bảo tồn những giá trị kiến trúc mỹ thuật rất quý từ thế kỷ XVIII tại Việt Nam.
Cổng vào lăng được làm bằng đá, phía trên cổng được lợp ngói bằng đá ong, hai bên trụ có chạm khắc câu đối. Hai bên cống có đôi chó đá làm nhiệm vụ canh gác.
Lăng mang nhiều nét uy nghi diễm lệ và mang đậm những dấu tích và ý nghĩa lịch sử cũng như giá trị văn hóa nghệ thuật. Lăng Quận công Phạm Đôn Nghị nhìn về phía tây-nam, tổng diện tích khoảng 850m2, có trồng nhiều cây xanh. Phần lăng được bao bọc bằng một bức tường đá ong dày khoảng 0,5m. Cửa lăng xây rất thấp, người vào phải cúi đầu. Mộ quận công gồm một tảng đá nguyên khối đặt ở huyệt đá dày 0,6m, rộng 1,5m, dài 3,5m, mặt mộ có khắc nổi 3 chữ Hán "Tướng Công Mộ".
Cổng vào lăng được làm bằng đá, phía trên cổng được lợp ngói bằng đá ong, hai bên trụ có chạm khắc câu đối. Toàn bộ bốn bức tường bao quanh khu mộ được xây dựng bằng đá ong gần như còn nguyên vẹn. Đôi chó đá được tạc ở hai bên cổng như một qui cách chung nhằm bảo vệ trật tự trị an ngày đêm canh chừng. Đôi chó được tạc mập mạp ngồi phủ phục trên bệ, cổ đeo chuông nhạc với vòng nhạc tròn thể hiện kỹ thuật chạm nổi với trình độ cao. Qua cổng tới khu sinh phần đồng thời là nơi thờ chính.
Sau cổng lăng là một khoảng sân với cặp tượng quan hầu dắt ngựa ở hai bên, kế đến là các hạng mục chính của lăng mộ. Các công trình ở đây đều được làm bằng đá xanh. Trung tâm lăng đặt một hương án lớn, phía sau là am thờ chính. Hai bên là hai nhà bia. Trước mổi nhà bia lại có một đẳng thờ.
Các hạng mục của lăng từ ngoài vào trong gồm cổng và cặp chó đá, sau cổng là khoảng sân với cặp tượng quan hầu dắt ngựa ở hai bên, kế đến là hương án và am thờ. Hai bên am thờ là hai nhà bia. Các công trình này đều được làm bằng đá xanh. Sau am thờ là nơi đặt mộ phần.
Trung tâm đặt một hương án lớn trước một nhà chứa sập thờ, hai bên là hai đẳng thờ đặt trước hai nhà bia. Hương án phía trên ngai, được chạm hình rồng mây, phía dưới là đồ án hoa văn hoa thị xen kẽ với mây trong đang hình cánh sen. Các đồ án có bố cục khá chỉnh chu, cân đối, mặc dù các họa tiết được lặp đi lặp lại nhưng không gợi sự nhàm chán. Các nghệ nhân chạm khắc đã khéo léo sắp xếp hợp lý giữa mảng lớn nhỏ, giữa vị trí đặt để trên và dưới nên khiến cho người xem lại cảm thấy rất vui mắt. Các đẳng thờ bằng đá hình chữ nhật cao khoảng gần 1m, khối đặc, chạm trổ tinh vi xung quanh mặt bàn khắc văn kỷ hà lồng móc vào nhau đăng đối. Song song với việc tạo ra các thức chạm khắc cân đối và đăng đối trong các mẫu thức hoa văn trang trí, thì bố cục lăng cũng có tính cách hoà điệu như vậy. Sự đăng đối hai nửa phải trái của hình thức kiến trúc lăng, và các lớp cửa trước sau, đã tạo nên sự tôn nghiêm cho khung cảnh tĩnh mịch này.
Hương án được chạm hình rồng mây, hoa văn… rất tinh xảo.
Trong hệ thống tẩm thờ, ngoài những bệ - sập - ngai thờ còn có hệ thống các tượng người và thú xếp từng đôi một đăng đối nhau qua trục đường thần đạo. Các tượng này được làm bằng đá xanh, to bằng kích thước người thực, gây cho người đời sau liên tưởng tới không khí nghiêm trang của cảnh phục dịch khi nhân vật được thờ còn sống. Trong các dạng chạm khắc lăng nói chung, dù là tượng người hay thú (phổ biến là ngựa, voi, chó) được chạm ở dạng tĩnh lặng, thường ở dạng đứng đơn chiếc độc lập.
Am thờ có quy mô khá bề thế. Sau am là nơi đặt mộ phần, một khu biệt lập được quây kín bằng các bức tường đá ong.
Sập thờ đặt bên trong am.
Họa tiết mây rồng và câu đối hai bên am.
Hai nhà bia của lăng mộ đặt hai tấm bia được chạm khắc công phu, bia bên phải khác bài văn “Phạm công gia phả bi ký” kể lại sự tích các đời của dòng họ Phạm. Bia bên trái nói về việc bầu ông Phạm Đôn Nghị làm hậu Thần hậu Phật cho làng vì có công đóng góp tiền của. Cả hai bia đều dựng năm Long Đức 3 (1734).
Các chi tiết kiến trúc bằng đá của lăng Phạm Đôn Nghị đều được chạm khắc rất tinh xảo. Đặc sắc nhất là hình tượng các quan võ được tạo tác theo lối tả thực rất sinh động, là những tác phẩm đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc Việt thế kỷ 17 - 18.
Cột đá phía ngoài của hai nhà bia đều tạc hình tượng võ sĩ cầm chuỳ.
Cách tạo hình hai tác phẩm này khá thú vị, khi thể hiện sự khác biệt về tuổi tác giữa hai vị quan: Một vị trẻ mày râu nhẵn nhụi, vị kia đã có tuổi với chòm râu khá rậm.
Các đẳng thờ của lăng mộ có hình chữ nhật cao khoảng 0,7 m, chạm trổ tinh vi.
Hai bên là bàn đá cao khoảng 1m rồi đến nhà bia với hình võ sĩ khắc trên cột đá. Bia có chạm hoa văn tinh xảo và ghi niên hiệu Cảnh Hưng 15 (1754). Phía trước là một khoảng sân nhỏ, hai bên có tượng võ sĩ vác côn dắt ngựa. Phía ngoài còn có tượng đôi chó đá ngồi canh cửa mộ.
Tượng quan hầu được đặt sát với ngựa, ở đây nghệ nhân đã vận dụng khéo những mảng khối ngang là mình ngựa với khối dọc là thân người tạo nên sự đối lập để tôn nhau lên trong cùng một tổng thể. Con ngựa hiện ra với bốn chân thẳng, đầy đủ dây buộc mõm, yên cương, bàn đạp, vải phủ có hoa văn mây, bông ngù, tua rua, lục lạc... rất cầu kỳ. Bên cạnh là một võ quan, mặc áo giáp, một tay úp lên ngực thể hiện sự trung thành, một tay nắm cây chùy đài trông rất sống động và chân thực.
Cặp tượng quan hầu dắt ngựa được tạo hình rất sinh động.
Các bức tượng ở này đều tả thực chân dung, một nét rất đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc Việt thế kỷ 17 – 18.
Đôi chó trước cổng lăng được tạc ngồi phủ phục trên bệ, cổ đeo chuông nhạc với vòng nhạc tròn.
Tường đá ong của lăng mộ gần như còn nguyên vẹn sau nhiều thế kỷ.
Theo sử sách, Quận công Phạm Đôn Nghị (1728- 1789) là võ quan từng đi kinh lý giữ yên cõi bờ và bình định những cuộc nổi dậy. Ông cũng là người giàu có, nhiều thế lực và đã có công dồn tiền của xây dựng quê hương, giúp đỡ dân làng.
Vào năm 1999, dòng họ Phạm xây thêm một toà nhà 5 gian phía trước lăng mộ làm nơi thờ tự.
Bàn thờ bên trong nhà thờ.
Toàn cảnh lăng Phạm Đôn Nghị nhìn từ mặt bên.
Với những giá trị nổi bật về nghệ thuật và kiến trúc, lăng Quận công Phạm Đôn Nghị đã được công nhận là Di tích quốc gia của Việt Nam.
Theo Homeaz.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự