PV: Thưa Tiến sĩ, hiện tượng “Trùng tang liên táng” là gì? Hiện tượng này có thật hay không, hay chỉ là sự ngẫu nhiên, tình cờ?
Trước hết cần phải hiểu khái niệm về “trùng tang”:
Theo phong tục của người Việt và một số dân tộc Đông Phương, thì khi một người qua đời thì những người thân sẽ "chịu tang" để tưởng nhớ đến người đã khuất. Hình thức "chịu tang" theo phong tục tập quán của từng địa phương (có thể là chít khăn tang, mặc áo tang, hoặc đeo băng tang…), thời gian “chịu tang” trong khoảng 3 năm. Hết thời gian quy định thì làm lễ "xả tang". Tuy nhiên, trong giai đoạn chưa xả tang mà lại phải chịu tang tiếp theo khi có một người thân khác qua đời thì người ta gọi là "trùng tang". Và “trùng tang” liên tục, chưa xong người này lại phải tang hàng loạt người khác thì gọi là “trùng tang liên táng”.
Hiện tượng trùng tang liên táng đã xảy ra ở rất nhiều nơi, tại rất nhiều thời điểm của lịch sử loài người, đó là sự thật, có thể kể ra rất nhiều ví dụ đã từng xảy ra ở nhiều địa phương.
Phật giáo dạy rằng bất cứ việc gì xảy đến đều do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo ra trong quá khứ, không phải do ngẫu nhiên, cũng không phải do thời vận, hên xui hoặc do số mạng an bài của một “ngôi sao” nào đó.
Hiện tượng trùng tang là có thật, và có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trùng tang nhưng trước hết phải tìm hiểu và phân biệt rõ từng loại nguyên nhân, rồi tìm biện pháp ứng xử cho phù hợp với từng nguyên nhân trên cơ sở của Luật Nhân Quả, có như vậy mới có thể giải quyết được tận gốc của hậu quả Trùng tang, mới có thể tạo được sự an lành cho tang quyến.
Sau đây là 5 nguyên nhân dẫn đến hiện tượng Trùng tang:
1. Do yếu tố môi trường, dịch bệnh, thiên tai, nhân tai, địch họa, chiến tranh:
Có những trường hợp do ổ dịch bệnh, hoặc do chất độc hại, hóa chất hoặc phóng xạ… xâm thực môi trường nước, không khí, thực phẩm… ảnh hưởng đến cả một gia đình, khu nhà, thậm chí cả một vùng dân cư… Nếu không có biện pháp điều tra và khoanh vùng kịp thời thì trùng tang liên táng không chỉ xảy ra với 1 gia đình mà có khi xảy ra cho cả cả một khu dân cư rộng lớn.
- Có những trường hợp do thiên tai: như lũ, sạt lở núi, bão, lụt, lốc cuốn, sóng thần… gây tai họa cho cả gia đình, hoặc cả vùng dân cư.
- Có những trường hợp do nhân tai như chiến tranh, cướp giật, tàn sát, thâm thù oan oan tương báo giữa các gia đình, dòng tộc.
- Có những trường hợp do sự cố sập nhà, sập hầm, cháy nổ, tai nạn giao thông… gây ra tai họa cho cả gia đình thậm chí gieo tai họa cho cả cụm dân cư.
TS Vũ Thế Khanh trong buổi cúng chay tâm linh dâng ông bà tại Liên hiệp UIA Hà Nội sáng 15.2.2020
2. Khi tang quyến trong cảnh "tang gia bối rối" thì xác suất rủi ro của các thành viên trong tang quyến cũng tăng lên trong giai đoạn “chịu tang”:
Khi gia đình có người thân qua đời, thân quyến thường đau khổ, buồn bã, có người vì quá tiếc thương mà nguyện quyên sinh theo người thân đã mất. Họ thường mất bình tĩnh, thiếu tỉnh táo trong suy nghĩ và hành động, do vậy khi gặp sự cố thì luống cuống, hoang mang, ứng xử thiếu sáng suốt, dễ sai sót, rất dễ gặp tai nạn khi tham gia giao thông do thiếu tập trung. Người ta thường nói là “cái hạn vận áo xám” là lẽ đó. Xác suất xảy ra sự cố, xảy ra tai nạn trong khi “chịu tang” là rất lớn, Trong giai đoạn này, nếu xảy ra ốm đau thì sự nguy hiểm cũng tăng lên, bởi tinh thần hoang mang, sợ hãi, lại còn do phục vụ cho lễ tang vất vả nên đẽ sinh mỏi mệt, sức đề kháng kém đi, rất dễ có tư tưởng tiêu cực, sợ hãi nên mức độ rủi ro về sức khỏe sẽ trầm trọng hơn.
3. Do yếu tố cộng nghiệp trong nhịp sinh học:
Hiện tượng trùng tang chỉ xảy ra đối với những người cùng huyết thống. Một số nhà khoa học giải thích rằng do những người cùng huyết thống thường có sự giao thoa tần số sóng sinh học, do vậy khi một người mất đi thì sóng sinh học của họ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến những người thân cùng huyết thống. Khi các tần số sinh học giao lưu nhau sẽ tạo ra các linh ảnh, các ảo giác, mộng mỵ, thậm chí có thể tạo ra các cuộc “giao lưu” với linh hồn người đã khuất. Chính đồng hồ sinh học đã được “cài” vào trong cơ thể của mỗi người trong gia tộc, và nó thường được kích hoạt và cộng hưởng khi gặp các biến cố.
Khi gia đình có người thân qua đời, thân quyến thường đau khổ, buồn bã, có người vì quá tiếc thương mà nguyện quyên sinh theo người thân đã mất.
Thậm chí tần số sinh học còn có thẻ ảnh hưởng đến vcar cá vật nuôi và các cây cối mà khi còn sống người đó thường quan tâm chăm sóc. Có những con chó, khi người chủ chết đi, nó thương nhớ, ra mộ nằm và héo hon quên ăn quên uốn để rồi chết cùng với chủ. Có những người chết đi mà cây cối cũng chết theo, do vậy người ta thường quét vôi vào những cây mà người quá cố thường chăm sóc, như kiểu cây cũng “để tang” để cho cây khỏi chết.
Theo lý giải của nhà Phật, những người cùng đầu thai vào chung trong một dòng họ là do tiền kiếp có những nhân duyên ân, oán hoặc cùng tạo nghiệp nên kiếp này thường tái sinh vào trong cùng dòng họ, cũng như các sinh viên ở các địa phương khác nhau, nhưng có cùng nguyện vọng và cùng đẳng cấp học lực thì thường vào chung một trường đại học, và đến khi “ra trường” thì cũng có cùng quy luật như nhau. Người ta gọi là hiện tượng cộng nghiệp, cùng đẳng cấp, cùng đến cùng đi.
4. Do chúng sinh tự tạo nghiệp bằng phát nguyện trong kiếp này:
Trong rất nhiều sự kiện lịch sử, và rất nhiều bằng chứng thống kê khoa học , đã chứng minh sức mạnh của sự phát nguyện. Ý nghĩ của con người nói chung và sự phát nguyện nói riêng nó là một dạng vật chất siêu hình đặc biệt, nó có thể tác động đến vật chất hữu hình trong một điều kiện nào đó khi tần số đủ mãnh liệt. Chính vì quan niệm “ý nghĩ là dạng vật chất đặc biệt” nên người ta mới chế ra điện não đồ, điện tâm đồ, thậm chí người ta đang chế tạo ra computer được điều khiển bằng ý nghĩ.
Không chỉ ở Phương Đông, mà ngay từ xa xưa, người phương Tây cũng đã rất chú trọng đến sự ứng nghiệm của lời nguyện, lời thề. Do vậy, các tôn giáo lớn trên thế giới đều dùng phương thức phổ biến là cầu nguyện, phát nguyện…bởi họ đã thấy được sức mạnh tâm linh của những nghi thức cầu nguyện này.
TS Vũ Thế Khanh trong buổi cúng chay tâm linh dâng ông bà tại Liên hiệp UIA Hà Nội sáng 15.2.2020
Đơn cử một ví dụ: Có những đôi trai gái yêu nhau, lúc còn trẻ trung, nồng thắm, thường dẫn nhau đến những nơi được coi là linh thiêng nhất, rồi thắp hương khấn vái cùng phát nguyện rất thành tâm: “Chúng con xin nguyện được sống chết có nhau”, thậm chí còn gieo quẻ “âm dương” để khảng định lời thề nguyền ấy. Sau này , khi một trong hai người "ra đi" trước, thì do sự linh nghiệm của lời nguyền xưa mà người còn lại cũng phải “khăn gói lên đường” cho trọn lời thề chứ, cớ sao lại đi đổi lỗi cho thần trùng, hay là giờ xấu giờ phạm, cớ sao phải mất tiền mời ông thày nào đó để "cúng giải hạn"?
5. Do yếu tố liên quan đến tâm linh, liên quan:
Có những trường hợp do ảnh hưởng của yếu tố tâm linh của gia đình đó (như động mồ mả, động long mạch, hoặc phạm vào điều cấm kỵ của thuật phong thủy, hoặc vi phạm luật nhân quả như phá đình phá chùa, gây tai họa, nghiệp chướng về quả báo sát sinh hại mạng, gây chiến tranh, phá hoại nguồn nước, nguồn không khí, nguồn dưỡng sinh của cộng đồng xã hội).
PV: Thực tế, trong gia đình sau khi có người thân qua đời, những người còn sống thường đi xem thầy bói, thầy phong thủy, lịch số để xem trong gia đình có bị trùng tang hay không. Vậy theo Tiến sĩ, việc xem thầy bói, thầy phong thủy, lịch số để xác định trùng tang có cơ sở căn cứ nào hay không? Các gia đình có nên thực hiện việc xem bói, phong thủy, lịch số sau khi người thân qua đời hay không?
- Các gia đình khi có người thân qua đời, hầu hết đều đi nhờ nhà ngoại cảm, thày xem bói, hoặc tra lịch lý số để đối chiếu xem người thân mất đi vào giờ lành hay dữ, đó là lẽ thường tình. Việc “xem giờ chết” để luận cát hung là theo sách người xưa để lại, hoặc do thông tin từ những người có khả năng tâm linh, thậm chí do phong tục tập quán của các vùng miền, địa phương.
Cần phải hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến “trùng tang” thì việc thực hành các nghi thức cúng tế mới phù hợp và mới hiệu nghiệm được.
Việc tra sách là theo kinh nghiệm của người xưa để lại, còn các thông tin ngoại cảm thì do năng lực tâm linh của những người có khả năng đặc biệt. Đương nhiên, việc “xem bói” có thể đúng, có thể sai, tùy thuộc vào trình độ chuyên môn của "thầy bói", tuy nhiên nhiều người tuy không tin vào các trò xem bói này, nhưng để cân bằng và trấn an yếu tố tâm lý của các thành viên trong gia đình nên vẫn phải đi xem giờ chết của người thân để biết cát hung.
PV: Ngoài việc xem thầy bói, thầy phong thủy, lịch số để xác định trùng tang, nhiều gia đình còn tổ chức lập đàn, mời các thầy về cầu cúng để tránh trùng tang hay còn gọi là cắt trùng, giải trùng, chống trùng, bắt trùng,… Vậy theo Tiến sĩ, các gia đình có nên làm việc này hay không?
- Khi đã đi xem giờ mất, thì tùy theo sự phán bảo của “thày bói” mà sinh ra các nghi lễ tương ứng, như lễ “yểm bùa, cắt trùng, bắt trùng” thậm chí còn có cả nghi thức “nhốt vong vào chùa”… Đó là do tín ngưỡng dân gian, cầu xin tha lực huyền bí nào đó để nhằm khắc phục nạn “trùng tang”, còn việc lễ yểm đảo cắt trùng ấy có kết quả hay không lại là tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra việc “trùng tang’.
Cần phải hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến “trùng tang” thì việc thực hành các nghi thức cúng tế mới phù hợp và mới hiệu nghiệm được. Nếu chưa hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến “trung tang” mà cứ nhắm mắt cúng tế thì dễ rơi vào mê tín dị đoan mà vẫn không đạt hiệu quả.
PV: Việc nhiều gia đình tin vào hiện tượng “trùng tang liên táng” có được coi là một biểu hiện của mê tín dị đoan không?
- Việc trùng tang liên táng là hiện tượng có thật, nếu ta tìm rõ nguyên nhân chính xác và khắc phục thì đó là khoa học, nhưng nếu chỉ căn cứ theo lời ‘thày bói” mà bày đặt ra các nghi lễ tốn kém thì rơi vào mê tín dị đoan, và làm mồi cho kẻ hành nghề bất chính, sẽ dẫn đến cảnh tiền mất tật mang, tòng phạm với hành vi buôn thần bán thánh.
Việc trùng tang liên táng là hiện tượng có thật, nếu ta tìm rõ nguyên nhân chính xác và khắc phục thì đó là khoa học.
PV: Trong dân gian vẫn lưu truyền những phương pháp trấn yểm cắt trùng tang như: gửi vong lên chùa; dùng túi trấn trùng (trong túi để thần sa, chu sa, sương luật, địa liền,…) sau khi yểm thì đặt trong áo quan người qua đời; một số nơi đến chùa xin nước cúng Phật trên Tam Bảo rồi sau khi chôn lấp người qua đời xong thì lấy nước ấy rưới đều xung quanh mộ để cắt trùng, giải trùng;… Theo Tiến sĩ, việc dân gian sử dụng những phương pháp kể trên có cơ sở, căn cứ nào không?
- Trong dân gian có rất nhiều phương pháp để ứng phó với trường hợp trùng tang. Có nơi dùng bùa yểm, yểm có, đóng cọc lên mộ, yểm cóc hoặc yểm đầu chó đen trên mộ, hoặc dán bùa vào các nơi trong nhà, mọi người trong tang quyết đều phải “đeo bùa” , thậm chí phải làm lễ nhốt vong lên chùa, không dám gọi tên con cháu, không dám lập bàn thờ cho người quá cố vì sợ vong về “bắt người”.
Việc xử lý trùng tang mà không tìm hiểu rõ nguyên nhân thì là xử lý tù mù, đó là những hành vi mê tín dị đoan, không tin nhân quả.
Quá tin vào cách cúng, cách yểm bùa của các “thầy cúng” mà quên đi luật nhân quả, thì không chỉ rơi vào tà đạo mà còn gánh những hậu quả vô cùng tai hại.
PV: Có ý kiến cho rằng: “Việc quan trọng hóa vấn đề trùng tang liên táng và tin sâu vào nó như nhiều gia đình đã và đang thực hiện, phải chăng là đang áp đặt cho người thân đã qua đời? Tức là đang lên án và kết tội người đã chết, kết tội chính những người thân của mình”. Tiến sĩ có nhận định như thế nào về ý kiến này?
- Nếu không tìm hiểu rõ nguyên nhân của việc trung tang thì thường đổ lỗi lên người quá cố, rồi ứng xử mang tính mê tín, thậm chí vì con cháu sợ "thần trùng" mà gấy ra bất kính, bất hiếu với người quá cố.
PV: Dựa trên những phân tích, ý kiến Tiến sĩ đã đưa ra và qua thực tiễn công tác của mình, Tiến sĩ có những lời khuyên như thế nào với bạn đọc, với những gia đình đã, đang và sẽ tin rằng có hiện tượng “trùng tang liên táng”? Các gia đình cần phải làm gì nếu trong gia đình xảy ra các hiện tượng tình cờ và ngẫu nhiên như vậy?
- Xử lý hiện tượng trùng tan là phải theo nhân quả, xem việc trùng tang do yếu tố nào gây ra thì phải khắc phục từ cái nguyên nhân đó, tôi sẽ có bài phân tích riêng gửi tới Phật tử của Phatgiao.org.vn.
Xin chân thành cảm ơn ông.