"Thầy giáo" công nhân 10 năm mở lớp học miễn phí cho trẻ em nghèo

Thứ ba - 29/09/2020 21:27
Ban ngày đi làm công nhân, tối về anh Khánh lại đứng lớp giảng bài cho hơn 50 em học sinh tại phòng trọ của mình. Lớp học được duy trì 10 năm qua và hàng trăm trẻ em nghèo được học tập miễn phí.
Anh công nhân Hoàng Trọng Khánh đã mở lớp học miễn phí cho các con, em gia đình khó khăn từ năm 2010.
Anh công nhân Hoàng Trọng Khánh đã mở lớp học miễn phí cho các con, em gia đình khó khăn từ năm 2010.

"Đừng gọi tôi là thầy giáo"

Mỗi buổi tối, căn nhà trọ tại phường Phước Long B (quận 9, TPHCM) lại sáng đèn và rộn rã tiếng học sinh cười nói. Lớp học rộng khoảng 30m2 và có khoảng 50 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 tham gia học tập. Học sinh theo học chủ yếu là con của những công nhân và lao động tự do nghèo ở địa phương. 

Lớp học được anh Hoàng Trọng Khánh (SN 1981, quê Thừa Thiên Huế) thành lập 10 năm qua. Học sinh đến lớp học không phải đóng bất kỳ một khoản phí nào, thậm chí còn được tặng sách vở, dụng cụ học tập. 

1
Ban đầu lớp học chỉ là căn chòi nhỏ ở khu đất trống ở gò mả, khác xa lớp học bây giờ. 

Anh Khánh cho biết ban ngày anh đi làm công nhân tại một công ty thuốc lá với mức lương 6 triệu đồng/tháng. Các buổi tối anh "tăng ca" với 50 học sinh từ 17h30 đến 21h.

Mỗi buổi được chia thành hai ca học, mỗi ca hai khối. Các môn học gồm có Toán, Lý, Hóa, Văn, Tiếng Anh.

1
Lớp học của anh Khánh hoạt động liên tục từ 17h30 -21h từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. 

"10 năm trước mình thành lập lớp học chỉ có 3 em tới học, nay đã hơn 50 em rồi. Lúc đó mình mới về đây thuê trọ, thấy đám con nít mặt mũi lấm lem đang cãi nhau vì cách giải bài toán, nhìn vừa thương vừa đáng yêu. Một phần nữa, tôi sợ các em sẽ bỏ học vì nghèo nên quyết định mở lớp dạy miễn phí", anh Khánh chia sẻ.

1
Các môn học chủ yếu là Toán, Lý, Hóa, Văn, Tiếng Anh.

Anh Khánh cho biết, những buổi học đầu tiên anh phải dạy trên những gò mả có ốp gạch men vì không có phòng. Sau đó, người dân thấy thương nên dựng cho anh Khánh một căn chòi tạm bợ. Ba năm nay, anh Khánh được một chủ nhà hỗ trợ cho thuê căn nhà nguyên căn với giá 3 triệu đồng/tháng để dạy học. 

"Mình không thích các em gọi là thầy. Vì từ "thầy giáo" là để dùng cho những con người cao quý, những con người thầm lặng đưa đò, mình không làm được điều đó. Giúp các em dò bài, ôn lại kiến thức thôi nên không dám nhận là thầy", anh Khánh tâm sự. 

1
Đa số các em học sinh nắm kiến thức cơ bản rất tốt, đặc biệt rất mạnh dạn trong việc xung phong lên làm những bài tập mà anh Khánh đã giao.

Theo anh Khánh, anh sinh ra trong một gia đình nghèo, không được học hành đầy đủ nên anh luôn khát khao được học. Khi gặp các em học sinh nghèo, anh lại nhớ lại ký ức của mình và quyết tâm làm mọi việc để không em học sinh nào phải nghỉ học.

Anh cũng đến từng phòng trọ của các em học sinh để xin cho các em được tập trung học tập. 

1
Không chỉ dạy kiến thức, anh Khánh còn dạy kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm cho học sinh. 

"Mình phải tự cập nhật và bổ sung kiến thức mới để có thể dạy các em. Mình cũng tham gia diễn đàn giáo viên trên mạng để học hỏi. Mình còn thường xuyên trao đổi với một số thầy cô giáo để tư vấn về cách dạy học sao cho phù hợp. Rồi mình nghiên cứu thêm ở sách vở nữa", anh Khánh bộc bạch. 

1
Do vậy, các em khá gần gũi và cởi mở trong lớp học. 
1
Tuy để cho học sinh của mình thoải mái học tập nhưng anh Khánh cũng có những nội quy nhất định để giúp các em học hành nghiêm túc trong các buổi học.

Lớp học là tâm nguyện cả đời

Do lương công nhân không cao nên anh Khánh vẫn tranh thủ làm thêm bốc vác để có tiền duy trì lớp học. Dù khá vất vả nhưng anh Khánh cho biết lớp học là tâm nguyện cả đời của mình nên sẽ không bao giờ dừng lại. 

1

Em Nguyễn Phú Minh Mẫn ( lớp 6, trường THCS Tăng Nhơn Phú B) cho biết, khi học ở đây em có cảm giác như một gia đình chứ không phải đang đi học.

Không chỉ dạy kiến thức, anh Khánh còn dành thời gian để dạy các em học sinh kỹ năng giao tiếp, cách đối nhân xử thế. Do vậy, các học sinh tại đầy đều rất ngoan ngoãn và lễ phép. Khi thấy người lạ, các em đều chào hỏi rất lịch sự và nghiêm chỉnh, trật tự trong giờ học. 

"Khi thấy em học sinh nào có tâm tư hay gặp khó khăn trong cuộc sống là mình khuyên bảo ngay. Các em cũng rất nghe lời mình nên việc mình chia sẻ những kỹ năng cần thiết, các em tiếp thu rất nhanh", anh Khánh chia sẻ. 

1
Sự đồng cảm giúp anh Khánh vượt qua khó khăn để duy trì lớp học 10 năm qua. 

Đến nay, anh Khánh vẫn chưa lập gia đình. Mọi công sức, tiền bạc, thời gian anh đều dành cho công việc và lớp học. Với anh, niềm vui của các em học sinh khi được điểm cao trong các kỳ thi là điều anh mong mỏi nhất. 

"Ba mẹ cũng hối thúc chuyện lập gia đình nhưng tôi nói duyên số chưa tới. Niềm vui của tôi bây giờ là mỗi khi đi làm về, mở cửa lớp học và nghe các cháu nói "chú ơi con có điểm cao nè" hay "chú ơi con muốn ăn bánh"... những lời đó khiến mình cảm thấy cuộc sống hạnh phúc và "giàu" hơn" - anh Khánh nói.

1
Anh Khánh mong các em luôn đạt điểm cao trong các kỳ thi tại trường. 

"Tôi chỉ ước bây giờ, mình có một sức khỏe thật tốt để duy trì lớp học. Đồng thời, mong muốn các cháu sau khi đã trưởng thành thì sẽ quay trở lại phụ mình đứng lớp để truyền lại kiến thức cho các thế hệ sau. Toi không muốn cháu nào phải bỏ việc học vì sự nghèo khổ, thiếu thốn hết", anh Khánh tâm sự thêm.

1
Anh cũng mong ước những em học sinh tại đây sau này thành công sẽ quay về phụ giúp mình việc dạy học. 

Em Nguyễn Phú Minh Mẫn (học sinh lớp 6, trường THCS Tăng Nhơn Phú B) tâm sự : "Nếu gặp khó khăn trong chuyện học tập hay trong xã hội thì chú vẫn giúp tụi con. Ngoài việc dạy tụi con những kiến thức trên trường thì chú còn dạy tụi con những kỹ năng, cách đối xử với người khác tốt hơn".

Em Nguyễn Phi Nguyên Hằng (học sinh lớp 7, trường THCS Tăng Nhơn Phú B), theo học hơn 1 năm cho hay: "Lúc trước, em học ở trong lớp thì tiếp thu bài chậm hơn các bạn. Từ khi được chú Khánh dạy em được củng cố kiến thức vững hơn. Đồng thời, học ở đây được học chung với các bạn cùng tuổi nên cũng thoải mái. Em rất thích học lớp của chú Khánh".

Nguồn tin: Dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây