Con người tựa như mảnh đất tâm

Thứ năm - 10/10/2013 03:17
Trong cuộc sống này đôi khi chúng mình vẫn hay đưa nhau vào vòng của những lốc xoáy thị phi. Do vậy, tâm của chúng ta không được trong sáng, luôn vẩn đục.
Điều đó luôn thể hiện trên gương mặt một cách không dễ thương nhưng làm sao để giữ được sự bình thản, giữ tâm luôn ngay thẳng?
 
Đó là điều cần thực tập. Trên thực tế hiện nay, nhất là các bạn trẻ khi có những nỗi lo sợ buồn khổ thường tìm tới những lạc thú khác mà quên đi hơi thở cho sâu, nhìn nhận và quán chiếu cho thấu. Cứ chạy, cứ lao như con thoi không biết dừng lại để quan sát, để mang lại lợi lạc cho bản thân. 
 
 
Thực hiện, dừng lại để thở, để nhìn không hề khó chút nào nhưng điều quan trọng là phải kiên trì thực tập, miên mật không buông lùng phóng túng. Nếu chúng ta muốn làm một người có tư cách với những phẩm chất đáng quý thì hãy gieo cái nhân của bậc xuất cách nhé. Đôi khi có những vị Bồ Tát dễ thương tình cờ hay hữu ý để vào bàn tay chúng mình những cục than nóng, lạnh thì khoan hãy ngồi yên thở.
 
Sau đó tìm cách buông nhẹ nhàng để "cục than" ấy xuống một chỗ không dính mắc thì cục than tự nhiên biến mất thôi. Còn nếu bạn la toáng lên thì bạn càng khổ gấp trăm ngàn lần đó. Nó giống như việc chúng ta gặp chuyện không vui, chúng ta thường hay nghĩ tiêu cực thay vì nghĩ tích cực để giải quyết vấn đề.
 
Con người mình có nhiều hạt giống tốt và cũng có những hạt giống không tốt. Tựa như mảnh đất tâm vậy. Nếu chúng mình tưới nước cho những hạt giống tốt thì ngày nào đó hạt giống tốt sẽ nảy mầm cho một tàng cây với những trái chín thơm ngọt mát. Còn tưới lên những hạt giống không tốt sẽ cho một cây đầy gai góc và sẽ gây tổn thương cho bất cứ ai.
 
Chúng ta phải thực tập dần để những hạt giống chưa lành trở nên lành, những hạt giống quen trách móc giận hờn chuyển thành những hạt giống cảm thông và tha thứ. Vâng! đó là sự khéo léo của người biết thực tập biết làm theo lời dạy của đức Phật đấy!
 
Một người thực tập tốt là ai cũng có thể chơi và nói chuyện tiếp xúc được. Còn nếu chúng ta cứ hay phán một câu người ấy, anh ấy chị ấy tôi không muốn nói chuyện, là do tâm của chúng mình chưa đủ sự vững vàng, bình thản, không dính mắc.
 
Nếu người mà chúng mình không muốn nói chuyện, họ ở xa thì không sao. Còn nếu sống gần ngày nào cũng phải đối mặt thì rất khổ. Đó là "oán tắng hội khổ". Đôi khi cứ ai tầng lớp nào thì cũng có những nỗi niềm, đau khổ nhưng nếu biết thực tập thì sẽ chuyển hóa khổ đau ấy để luôn tươi sáng trong lành!

Nguồn tin: Phatgiao.org.vn

 Từ khóa: đôi khi, trong sáng, thị phi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây