Hành thiện tích đức chỉ cần tấm lòng ắt được phúc báo

Thứ năm - 17/11/2016 14:24
Hành thiện tích đức chỉ cần tấm lòng ắt được phúc báo, tài giỏi mà tâm hẹp hòi không thể thành công.
Hành thiện tích đức chỉ cần tấm lòng ắt được phúc báo
Trên đầu ba thước có Thần linh, con người nên lưu ý suy nghĩ và hành vi của mình sao cho được phúc báo.

Hành thiện tích đức xuất phát từ trái tim nhân hậu ắt được phúc báo, còn người dù tài giỏi đến đâu nhưng tâm hẹp hòi sẽ không bao giờ được toại nguyện, câu chuyện dưới đây sẽ chứng minh điều đó.

câu chuyện hành thiện tích đức ắt được phúc báo của Trương Úy Nham cho đến giờ vẫn là tích cổ được người dân Trung Quốc truyền miệng để răn dạy con cháu nếu muốn thành danh bền lâu trong đời.

Tại Dương Âm, Giang Tô có một người tên Trương Úy Nham vốn tài cao, học rộng và giỏi văn chương, nổi tiếng khắp vùng. Tuy nhiên vào năm giáp Ngọ họ Trương ứng thí lại không lọt vào bảng vàng, bởi vậy mà ôm hận trong tâm quyết sẽ không bao giờ dự thi nữa.

Một ngày nọ có một vị đạo sĩ tới gặp họ Trương và nói: “Tôi thấy văn thơ của công tử thật chẳng ra sao!”.

Họ Trương nghe xong tức giận phản hồi: “Tại sao đạo sĩ lại cười nhạo tôi trong khi còn chưa biết văn thơ tôi viết ra sao?”.

Đạo sĩ cười và đáp: “Điều làm nên một áng văn thơ hay đó chính là ở tâm người viết. Văn thơ của công tử chất đầy oán hận thì làm sao mà hay được?”.

Họ Trương nghe xong thấy có lý bèn vội vàng mời đạo sĩ thỉnh giáo. Đạo sĩ nói tiếp: “Công tử là người tài hoa, chắc chắn sẽ viết ra những áng văn thơ để đời và còn hơn thế. Nhưng trước hết phải cải biến tận gốc bản thể”.

Họ Trương bèn hỏi: “Tôi phải làm sao đây thưa đạo sĩ?”. Đạo sĩ đáp: “Hành thiện tích đức, tu tâm dưỡng tánh, đó chẳng phải là việc làm khôn ngoan để được phúc báo hay sao?”.

Trương Úy Nham nghe vậy thở dài: “Tôi chỉ là một học giả nghèo, làm gì có tiền mà làm từ thiện đây?”

Đạo sĩ bèn đáp: “Hãy làm việc thiện xuất phát từ chính trái tâm lương thiện của công tử. Hãy để trái tim công tử chỉ chứa những điều thiện lương, hành xử khiêm tốn và bao dung với tất cả mọi người, giúp đỡ người khác trong khả năng của mình và đừng bao giờ có suy nghĩ hẹp hòi, đố kỵ, hận đời như việc công tử phê phán giám khảo cuộc thi. Tất cả những việc đó đều là hành thiện rồi, không cứ phải cho đi nhiều tiền là hành thiện”.

Họ Trương nghe xong tỉnh ngộ, vội cảm ơn đạo sĩ.

Kể từ đó, họ Trương tu tâm dưỡng tính, yêu cầu cao với hành vi và suy nghĩ của bản thân để trở thành người đức độ. Ông trở về làng và dạy miễn phí cho trẻ em, người cần tri thức. Ông luôn giáo dục họ “dù là suy nghĩ hay việc nhỏ nhất cũng không được làm điều ác, hãy luôn hướng thiện”. Gặp ai ông cũng sẵn lòng tương trợ trong khả năng của mình và luôn hướng con người tới cái thiện.

Ba năm sau, một đêm nọ họ Trương nằm mơ thấy mình vào ngôi nhà rất lớn và thấy danh sách nhưng rất nhiều tên không có trong đó. Trong ngôi nhà có 1 người đàn ông, họ Trương bèn hỏi: “Sao danh sách trống nhiều chỗ vậy?”.

Người đàn ông trả lời: “Đây là danh sách trúng cử mùa thu năm nay. Những ai tạo nghiệp phạm lỗi lầm sẽ bị xóa sổ cho dù giỏi đến mấy, chỉ dành cho những người hành thiện tích đức. Ba năm qua công tử đã hành thiện tích đức đủ rồi, đã đến lúc đăng ký dự thi, chỉ cần luôn thiện niệm trong tâm, chắc chắn sẽ thành danh”.

Trương Úy Nham năm đó đăng ký dự thi lần nữa, quả nhiên trúng bảng vàng, về sau làm quan đại đức và hết mực lo cho dân, cuộc sống viên mãn, thọ lâu.

Câu chuyện trên đây lại khẳng định rằng, trên đầu ba thước có Thần linh. Thần Phật ở khắp mọi nơi theo dõi mọi hành vi của con người để sắp đặt số phận cho người đó. Những ai hẹp hòi, đố kỵ cũng là tạo nghiệp và chắc chắn sẽ không được phúc báo. Còn ngược lại, hành thiện tích đức chắc chắn sẽ được phù trợ mà viên mãn, cho dù chỉ là những suy nghĩ, cử chỉ và hành vi nhỏ nhặt chứ không cần mất nhiều tiền bạc.

 
Biên dịch từ Epoch Times

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây