Sầu riêng
Sầu riêng là loại trái cây giàu dinh dưỡng, chứa hàm lượng calo rất cao, các vitamin, chất béo, protein và chất xơ dồi dào… Trong phần thịt mềm của sầu riêng có lượng đường lớn, nếu người mắc bệnh tiểu đường ăn nhiều sầu riêng sẽ khiến đường huyết tăng cao đột ngột, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Chuối chín kĩ
Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn những loại chuối chín ở mức vừa và hạn chế ăn những loại chuối đã chín kĩ. Chuối chín vừa có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn so với chuối đã chín kĩ. Chỉ số đường huyết của chuối chín vừa khoảng 40 còn chuối chín khoảng 60. Vì vậy, ăn chuối chín vừa sẽ không khiến cho lượng đường huyết tăng quá nhanh.
Quả nhãn
Trong quả nhãn chứa nhiều đường và có tính ngọt cao, nếu ăn nhiều sẽ làm tăng lượng đường, gây tăng cân. Nếu ăn 300g nhãn đồng nghĩa bạn đang hấp thụ 1,5 bát cơm điều này cũng dễ gây ra béo phì, một trong yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường. Do vậy bạn nên hạn chế ăn loại quả này nếu đang hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường.
Nho khô
Nho khô là món ăn nhẹ được nhiều người ưa thích nhưng chúng không phải là sự lựa chọn tốt dành cho người tiểu đường. Trong 100 gram nho khô có chứa gần 300 kcal và 47 gram đường, khi đó nếu tiêu thụ quá nhiều, đường huyết của bạn có thể tăng cao và khó kiểm soát.
Quả dứa chín
Lượng đường cao trong quả dứa có thể trở thành nguyên nhân khiến đường huyết của bạn tăng nhanh chóng, khó kiểm soát. Tuy nhiên dứa cũng là loại hoa quả giàu dinh dưỡng, giúp bổ sung nhiều canxi, kali, vitamin A, C và folate, tốt cho sức khỏe của người bệnh. Do đó, thay vì loại bỏ hoàn toàn dứa ra khỏi thực đơn ăn uống thì người tiểu đường có thể ăn với số lượng vừa phải.
Nguồn Laodong.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự