5 lời khuyên giúp trẻ ngủ ngon hơn vào ban đêm

Thứ sáu - 27/05/2016 15:02
Các nghiên cứu đã chỉ ra, các bậc phụ huynh đều nhận thức được rằng giấc ngủ quan trọng đối với con em mình, cho cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Tuy vậy, không phải cha mẹ nào cũng thành công trong việc giúp con mình có giấc ngủ ngon.
Trẻ ngủ ngon nhờ giờ ngủ cố định
Trẻ ngủ ngon nhờ giờ ngủ cố định

Các chuyên gia đã đưa ra 5 lời khuyên giúp trẻ ngủ ngon hơn, cụ thể như sau:

1 - Xây dựng giờ giấc ngủ cố định

Giờ giấc sinh hoạt trong ngày (giờ nào làm việc gì) rất quan trọng với trẻ, đặc biệt là trước khi trẻ biết cách xem giờ. Biết việc nào sẽ tiếp nối việc nào trong sinh hoạt hằng ngày tạo cho trẻ cảm giác an toàn và giúp cơ thể trẻ hiểu được giờ nào là hoạt động nào, ví dụ như giờ ngủ chẳng hạn.

Một nghiên cứu quan sát 10.000 trẻ ở các nước như Úc, Canada, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore, Anh quốc và Hoa Kỳ cho thấy: Giờ đi ngủ cố định giúp trẻ ngủ ngon hơn. Trẻ có xu hướng đi ngủ sớm hơn, dễ đi vào giấc ngủ hơn, số lần thức giấc trong đêm ít hơn và thời gian ngủ dài hơn.

Giờ ngủ cố định giúp trẻ chuyển đổi từ hoạt động ban ngày sang đêm (tới giấc ngủ) một cách từ từ. Hãy tắt đèn sớm, không để trẻ vận động mạnh như chạy giỡn hay vật lộn. Thay vào đó nên đọc sách hoặc kể chuyện cho trẻ nghe.

2 - Hạn chế sự tiếp xúc với màn hình trước giờ ngủ

Các nghiên cứu khoa học đều khẳng định tác động tiêu cực của việc sử dụng các thiết bị điện tử trước giờ ngủ đối với cả trẻ nhỏ và người lớn.

Một nghiên cứu được tiến hành trên 612 trẻ từ 3-5 tuổi cho kết quả trẻ bị khó ngủ nếu xem ti vi sau 7 giời tối. Nhìn chung, các tương tác với màn hình thiết bị điện tử (ti vi, điện thoại, máy tính bảng) đều gây ra các bất ổn cho giấc ngủ và sự tương tác này sau 7 giờ tối gây tác động tiêu cực nhất.

Nguyên nhân là do ánh sáng xanh từ các thiết bị nói trên, tác động đến sự phóng thích hormone melatonin “ra hiệu” giờ đi ngủ cho cơ thể.

3 - Hãy cho trẻ vận động nhiều vào ban ngày

Một giấc ngủ ngon vào ban đêm thật sự bắt đầu từ hoạt động đầu tiên vào ban sáng: Giấc ngủ vào ban đêm có ngon hay không phụ thuộc vào các hoạt động suốt ngày hôm đó, trong đó có cả việc thể dục, thể thao.

Một nghiên cứu của Châu Âu trên 519 trẻ 7 tuổi so sánh hoạt động hàng ngày của trẻ với thời gian để trẻ đi vào giấc ngủ đã cho thấy, mỗi giờ đồng hồ không vận động trong ngày làm tăng thêm trung bình 3 phút để trẻ đi vào giấc ngủ.

4 - Hãy cho trẻ ăn các thực phẩm mạnh lành

Thực phẩm ăn vào cũng ảnh hưởng đến việc ngủ nghỉ. Chất xơ là một dưỡng chất quan trọng các bậc phụ huynh cần quan tâm. Nếu trẻ không hấp thu đủ chất xơ thì dễ gây táo bón sẽ làm trẻ khó chịu và nhằn khóc cả đêm.

Ngoài ra, cũng tránh cho trẻ ăn các thực phẩm nhiều đường hay có caffeine, nhất là vào buổi chiều tối. Đường làm dao động mức insulin, làm cho tâm trạng bị ảnh hưởng. Đặc biệt là nên tránh caffeine vì trẻ rất nhạy cảm với chất này, có thể sẽ làm trẻ mất ngủ cả đêm.

5 - Nên cho trẻ ăn gì trước giờ ngủ?

Nếu trẻ ngủ một mạch cả đêm thì khoảng cách giữa bữa ăn tối và bữa sáng dài như nửa ngày nhưng trẻ đang ở giai đoạn phát triển sẽ tăng trưởng và đốt năng lượng nhiều. Các món ăn vặt có hàm lượng protein cao có thể giúp tránh tình trạng trẻ giật mình trong đêm vì đói. Cơ thể cần thời gian để tiêu hóa protein, có nghĩa là sự giải phóng năng lượng sẽ diễn ra chậm hơn vào ban đêm.

Đậu phộng, bơ hạnh nhân, trái cây, sữa… có thể được cho trẻ ăn thêm trước khi đi ngủ - các chuyên gia khuyên.

Huệ Trần (Theo Huffington Post)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây