Nhóm người bị các cơn đau tim tấn công còn được quan sát thấy ở người có thói quen hút thuốc lá, có huyết áp cao và tiểu đường. Các chuyên gia cũng khẳng định, các yếu tố nguy cơ này hoàn toàn có thể ngăn ngừa được.
“Các bác sĩ đã tìm ra những phương thức điều trị hiệu quả cho các bệnh lý về tim mạch nhưng chúng ta cần làm tốt hơn ở khâu kiểm soát các yếu tố nguy cơ đưa đến bệnh tim mạch. Điều cần thiết là giảm các nguy cơ này thông qua giảm cân, có chế độ ăn khỏe mạnh và tích cực vận động, thể dục thể thao” - chia sẻ của bác sĩ Samir Kapadia, chuyên gia tim mạch can thiệp bệnh viện Cleveland.
Trong nghiên cứu này, các chuyên gia quan sát các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch ở 3.900 bệnh nhân đã được điều trị do đau tim nguy kịch là ST-elevation myocardial infarction hay STEMI trong giai đoạn 1995-2014.
STEMI là dạng đau tim khi một trong các động mạch chính bị tắt hoàn toàn và dòng tuần hoàn máu bị dừng lại. Nếu bệnh nhân được can thiệp ngay lập tức thì cơ hội sống sót được tăng lên nhưng nhìn chung, đây là bệnh mang lại nguy cơ tử vong và biến chứng cao.
Các chuyên gia phát hiện rằng phần trăm bệnh nhân tiểu đường bị tim mạch tấn công tăng từ 24-31%; ở người béo phì là 31-40% và ở người bị huyết áp cao là 55-77% và xét trên các yếu tố nguy cơ khác dựa trên sức khỏe tổng thể thì số người có nguy cơ bị đau tim tăng lên từ 65-85% trong thời gian diễn ra nghiên cứu.
Nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh tim mạch trong đó quan trọng nhất là lối sống. Tuy vậy, các nguy cơ này hoàn toàn có thể được giảm xuống bằng cách tăng cường tập thể dục, bỏ thuốc lá và ăn uống lành mạnh, khoa học.
Bác sĩ Kapadia nhấn mạnh: Đừng đợi đến khi có bất ổn về tim mạch rồi thì mới bắt đầu quan tâm đến việc thay đổi lối sống và các lựa chọn ăn uống khoa học. Tốt nhất vẫn là nên tích cực và chủ động tránh sự phát triển bệnh.
Kết quả này được báo cáo tại Hội thảo Khoa học Thường niên lần thứ 65 tại trường Đại học Tim mạch Hoa Kỳ vào tháng 4 qua.
Huệ Trần (Theo Live Science)
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự