Vì sao giảm cân lại khó khăn?

Thứ bảy - 14/05/2016 19:49
Duy trì cân nặng đã giảm sau khi giảm cân thành công là điều không hề dễ dàng. Nhiều người tăng cân trở lại, thậm chí tăng bằng số cân đã giảm hoặc nhiều hơn số cân đã giảm được.
Vì sao giảm cân lại khó khăn?
Các chuyên gia khẳng định đây không phải là vấn đề thiếu nỗ lực hay sự quyết tâm của cá nhân người muốn giảm cân mà nguyên nhân làm cho việc giảm cân khó khăn là do cơ chế sinh học của cơ thể. Theo đó, để duy trì được cân nặng đã giảm, bạn phải “chiến đấu” với “hệ thống thúc đẩy tăng lại số cân nặng đã giảm” của cơ thể.

Cơ thể “buộc” ta phải tăng cân trở lại

Khi giảm cân, năng lượng được tích trữ trong cơ thể (lượng mỡ dự trữ) giảm xuống. Điều này dẫn đến các hormone trong cơ thể (trong đó có leptin, được hình thành bởi chính tế bào mỡ và thường giúp ngăn chặn cảm giác đói bụng) thông tin cho não bộ rằng nguồn mỡ dự trữ trong cơ thể đã hạ giảm xuống mức cần can thiệp - theo một báo cáo khoa học năm 2010.

Sau đó não bộ sẽ phát tín hiệu đi khắp cơ thể nhằm mục đích tăng cân trở lại. Một trong những tín hiệu là cảnh báo cho các mô cơ biết chúng cần phải đốt ít năng lượng hơn. Vậy nên để đảm bảo mục tiêu cân nặng đã giảm, bạn cần ít năng lượng hơn cho cả ngày thay vì mức năng lượng dựa trên cân nặng cá nhân.

Ví dụ, một người nặng 91 kg, sau đó giảm 9,1 kg sẽ cần ít hơn khoảng 300-400 calori mỗi ngày so với người nặng 82 kg mà không kiêng ăn. Nói cách khác, để duy trì mức cân nặng sau khi giảm thì người này phải ăn ít hơn 300-400 calori mỗi ngày. Đây là chia sẻ của bác sĩ Michael Rosenbaum, chuyên gia dược và dinh dưỡng Đại học Y khoa Columbia.

Một thay đổi khác nữa là một số khu vực trên não bộ phụ trách cảm nhận thức ăn hoạt động tích cực hơn và các khu vực tiết chế sự thèm ăn hoạt động thụ động hơn. Điều này làm cho bạn cảm thấy thèm ăn hơn và ăn nhiều hơn số calori bạn cần.

Với các phản hồi này của cơ thể, “bạn đang tạo ra một kịch bản tuyệt vời để tăng lại số cân mình vừa giảm được”, theo Rosenbaum.

Nói khác đi, cơ thể chúng ta sẽ bảo vệ lượng mỡ tích trữ và làm cho việc giảm cân trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là khi có quá nhiều thực phẩm ngon xung quanh.

Giảm cân và duy trì cân nặng đã giảm khó đến mức không làm được?

Tuy nhiên, dù đó là phản ứng sinh học của cơ thể nhưng không có nghĩa là “chúng ta phải đầu hàng việc tăng cân trở lại”, theo các nhà nghiên cứu Trường Y khoa Anschutz, Đại học Colorado trong một báo cáo về phản hồi của cơ thể với chế độ ăn, phát hành năm 2011.

Cơ chế sinh học của việc tăng cân trở lại có thể bị can thiệp bởi các yếu tố bên ngoài (yếu tố hoàn cảnh, môi trường xung quanh), hành vi và thuốc. Cụ thể là nhiều nghiên cứu đã nêu tên các loại thực phẩm giúp giảm cảm giác đói mà không cung cấp nhiều calori cho cơ thể.

Siêng năng tập thể dục mỗi ngày cũng giúp ích hiệu quả cho việc giảm cân. Thể dục không chỉ giúp đốt cháy calori mà còn giúp cơ chế trao đổi chất của cơ thể chậm lại. Và nhờ vậy, nhiều calori được đốt hơn lúc bạn nghỉ ngơi - theo chuyên gia tâm lý và hành vi con người  J. Graham Thomas, trung tâm Nghiên cứu Tiểu đường & Kiểm soát cân nặng, bệnh viện Miriam (Rhode Island).

Ngoài ra, một số thuốc giúp giảm cân được chứng nhận công dụng bởi FDA Hoa Kỳ cũng giúp giảm cân bằng cách tác động vào khẩu vị, sự thèm ăn hoặc can thiệp vào hệ tiêu hóa của cơ thể.

Đức Hòa
(theo Live Science)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây