Theo đó, nếu đi bộ hoặc vận động nhẹ một giờ sau bữa ăn có hàm lượng chất béo cao cũng có thể làm giảm sự gia tăng của triglyceride và các chất béo trong máu. Ngoài ra, vận động nhẹ và thể dục vừa phải sau khi ăn làm giảm sự dao động của triglyceride đáng kể hơn thể dục hay vận động trước bữa ăn.
Mức triglyceride cao là nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch. Thể dục thường xuyên giúp làm giảm mức triglyceride nhưng chưa có nhiều nghiên cứu xem xét tác dụng của thể dục đối với mức triglyceride một khoảng thời gian ngắn sau khi ăn.
Tuy nhiên, theo tác giả thì cần tiến hành thêm các nghiên cứu khác để khẳng định thêm kết quả này vì nghiên cứu này chỉ mới được tiến hành trên quy mô nhỏ.
Theo nghiên cứu năm 1998, thể dục từ 10-12 tiếng trước bữa ăn có hàm lượng chất béo cao sẽ giúp giảm được sự gia tăng triglyceride, nghiên cứu này cũng cho thấy thể dục sau đó (sau khi ăn) cũng mang lại một số lợi ích nhất định.
Tác giả nghiên cứu này, Stephen Ball - chuyên gia dinh dưỡng và vận động thể chất thuộc Đại học Missouri khẳng định: Thời gian tốt nhất để tập thể dục là bất cứ khi nào bạn có thể. Và nếu muốn giảm cân thì bạn phải đốt nhiều năng lượng hơn mức đã hấp thu.
Theo nghiên cứu này, khi không tập thể dục sau bữa ăn thì mức triglyceride tăng lên, khoảng 66-172 mg/dL 2 giờ sau khi ăn. Nếu tập thể dục trước khi ăn tối thì mức triglyceride tăng lên khoảng 148 mg/dL trong 2 giờ đồng hồ sau ăn (giảm được 25% so với không tập thể dục). Và tập thể dục sau bữa ăn thì mức tăng triglyceride là khoảng 131 mg/dL (giảm được 72% so với không tập thể dục).
6 giờ sau bữa ăn có hàm lượng béo cao thì mức triglyceride của người tham gia nghiên cứu đều giống nhau dù có tập thể dục hay không. Tuy nhiên, sự gia tăng tạm thời của mức triglyceride sau bữa ăn cũng là nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch - theo nghiên cứu.
Huệ Trần
(Theo Live Science)
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự