Dưa chuột chứa một số phần có vị đắng. Các phần này chứa chất triterpenoids tetracyclic cực kỳ độc hại hay còn gọi là hợp chất cucurbitacins. Tiêu thụ quá nhiều chất này có thể gây ra nguy cơ tử vong.
Nước ép dưa chuột sẽ trở nên độc hại hơn nếu có vị đắng này, vì vậy, tốt nhất là nên tránh uống nước ép dưa chuột đắng.
Một tác hại lớn của việc ăn quá nhiều dưa chuột là bạn sẽ có nguy cơ mất nước và mất cân bằng cơ thể.
Hạt dưa chuột chứa cucurbitin và dầu béo có đặc tính lợi tiểu nhẹ. Việc ăn quá nhiều dưa chuột sẽ gây ra tình trạng lợi tiểu quá liều, và có thể dẫn đến mất nước và chất điện từ cơ thể, gây ra sự mất cân bằng, và thậm chí mất nước trong trường hợp nặng.
Phần lõi dưa chuột rất giàu vitamin C hay acid caffeic, và vỏ dưa rất giàu chất xơ và khoáng chất như silica, kali và magiê. Trong khi các khoáng chất và chất dinh dưỡng cung cấp nhiều lợi ích cho cơ thể, thì tiêu thụ quá nhiều dưa chuột lại gây ra tác dụng phụ có hại.
Vitamin C, còn được gọi là acid ascorbic giúp ngăn ngừa bệnh còi xương và là một chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, khi thừa vitamin C, nó sẽ chuyển hóa thành một chất pro-oxy hóa thúc đẩy sự phát triển của các gốc tự do và các tế bào gây tổn hại cơ thể, trong điều kiện nhất định.
Tình trạng gia tăng lượng kali trong cơ thể sẽ dẫn đến nhiều rắc rối như đầy hơi, đau bụng, chướng bụng, khó tiêu ở giai đoạn đầu. Về lâu dài, những rắc rối này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến chức năng cũng như hoạt động bình thường của thận. Bởi vậy, thói quen ăn quá nhiều dưa leo có thể khiến thận bị tổn thương theo thời gian.
Hàm lượng nước trong dưa leo lên tới 90%. Lượng nước dư thừa dẫn đến việc cơ thể rất khó tiêu hóa chất xơ có trong loại rau này.
Lượng nước được hấp thu vào máu làm khối lượng máu gia tăng, gây áp lực lên mạch máu và tim. Hậu quả là tim và các mạch máu phải gánh chịu những tổn thương không mong muốn.
Lượng nước dư thừa còn có thể gây mất cân bằng mức điện phân trong máu, tạo ra tình trạng rò rỉ trong các tế bào. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đầu và khó thở thường xuyên.
Chất cucurbitacin trong dưa leo rất khó tiêu, đặc biệt là đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.
Tình trạng khó tiêu làm bạn bị đầy hơi và phù nề do cơ thể đang cố loại thải các độc tố bằng cách tống đẩy lượng khí gas tích tụ bên trong ra ngoài.
Do đó, nếu đã từng bị đầy hơi khi ăn những thực phẩm như hành, bắp cải, bông cải xanh…, bạn cần hạn chế tiêu thụ dưa leo vì có nguy cơ gây rắc rối cho dạ dày.
Mặc dù việc tiêu thụ dưa leo trong thời kỳ bầu bí vẫn được xem là an toàn, nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây ra một số tình trạng khó chịu cho thai phụ.
- Tác dụng lợi tiểu tự nhiên của dưa leo sẽ buộc bạn phải đi vệ sinh nhiều hơn.
- Do có nhiều chất xơ nên dưa leo sẽ gây đầy hơi, khó tiêu, thậm chí còn làm bạn bị đau bụng.
Tác giả bài viết: Vy Anh
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự