“Kết quả quan sát này cho thấy lợi ích sức khỏe của hai chế độ ăn Mediterranean và DASH. Và những thay đổi cho dù là nhỏ nhất theo hướng dẫn của các chế độ ăn này cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ tử vong sớm; trái lại, chất lượng chế độ ăn càng kém thì nguy cơ tử vong sớm lại càng tăng lên” - khẳng định của Mercedes Sotos-Prieto, người dẫn đầu nghiên cứu này.
Nghiên cứu phát hành trên Tạp chí New England Journal of Medicine, phân tích dữ liệu từ câu trả lời về chế độ ăn, tình hình sức khỏe, lối sống của 74.000 người trưởng thành trong thời gian 12 năm, từ năm 1986-1998. Các chuyên gia phân tích mối liên hệ giữa sự thay đổi trong chế độ ăn và nguy cơ tử vong của người tham gia nghiên cứu trong giai đoạn 1998-2010.
Để đánh giá chất lượng chế độ ăn của người tham gia, các nhà nghiên cứu sử dụng ba chuẩn đánh giá, đó là: chỉ số ăn uống khỏe mạnh 2010, điểm số của chế độ ăn Mediterranean và của chế độ ăn DASH. Mỗi phương pháp cho điểm thấp hơn với các thực phẩm có dinh dưỡng kém và điểm cao hơn cho các thực phẩm có dinh dưỡng tốt.
Kết quả cho thấy cho dù căn cứ theo cách tính điểm nào thì vẫn thấy rõ sự liên hệ giữa việc cải thiện chế độ ăn trong thời gian khoảng 12 năm sẽ giúp giảm nguy cơ tử vong trong 12 năm tiếp theo sau đó. Cho dù trước khi tham gia nghiên cứu có chế độ ăn không tốt cho sức khỏe, nếu sớm bắt đầu có sự chấn chỉnh theo hướng tích cực thì nguy cơ tử vong sớm cũng giảm xuống.
Đơn cử là, những thay đổi nhỏ như giảm khẩu phần thịt đỏ hay thịt chế biến công nghiệp mỗi ngày và tăng khẩu phần đậu hạt hay các cây họ đậu giúp giảm đến 8% nguy cơ tử vong.
Huệ Trần (theo Medical Daily)
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự