Người tham gia nghiên cứu tiếp nhận liệu pháp “tư duy dựa trên chánh niệm” (Mindfulness-based Cognitive Therapy, viết tắt là MBCT) giảm được 31% nguy cơ trải qua sự tái phát của suy nhược tinh thần trong vòng một năm so với người không tiếp nhận liệu pháp này.
Kết quả nghiên cứu trên được đăng tải trên Tạp chí JAMA Tâm thần học cuối tháng 4 qua.
Liệu pháp MBCT kết hợp hai phương pháp để kiểm soát các biểu biện của suy nhược tinh thần là thực hành chánh niệm (nhận thức được cảm xúc của bản thân) và liệu pháp tư duy, giúp xác định các cấu trúc tư duy không khỏe mạnh và phát triển các phương phức khắc phục chúng - thông tin từ Tổ chức Liên minh Quốc gia về Bệnh Tâm thần Anh quốc.
Liệu pháp MBCT có tác dụng giúp ngăn chặn tái phát suy nhược tinh thần là vì liệu pháp này “dạy cho chúng ta các kỹ năng để duy trì bản thân ở trạng thái tinh thần khỏe mạnh”, chia sẻ của tác giả nghiên cứu Willem Kuyken - chuyên gia tâm thần học Đại học Oxford.
Trong phân tích này, tác giả tìm hiểu 9 nghiên cứu khoa học với sự tham gia của khoảng 1.300 người. Sau 60 tuần, các chuyên gia quan sát người tham gia có bị tái phát chứng suy nhược tinh thần hay không. Các chuyên gia nhận thấy rằng ở những người tiếp nhận liệu pháp MBCT thì chứng suy nhược không quay lại so với nhóm không tiếp nhận liệu pháp này, sau khi đã xét đến các yếu tố tác động khác như nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, giới tính.
Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy liệu pháp MBCT hữu ích cho người bị suy nhược tinh thần nặng - khẳng định của chuyên gia thần kinh và tâm thần học Ric-hard Davidson, giáo sư Đại học Wisconsin (Madison, Hoa Kỳ).
Bên cạnh việc xác nhận tác dụng của liệu pháp MBCT các chuyên gia cũng đặt ra một số câu hỏi liên quan. Các nhà nghiên cứu giả thiết rằng sự chánh niệm làm thay đổi chức năng của não bộ ở những vùng có liên quan đến cảm xúc, điều này làm phát huy tác dụng của MBCT. Tuy nhiên, vẫn cần thêm nghiên cứu để xác chứng điều này.
Ngoài ra, liệu MBCT có phát huy tác dụng khi kết hợp với các chiến lược ngăn chặn suy nhược khác hay không là điều các chuyên gia quan tâm. Davidson cho rằng, sự kết hợp giữa chánh niệm và vận động thể chất là một sự hứa hẹn vì nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng vận động (thể dục) giúp cải thiện khả năng kết nối của các neuron thần kinh, điều này có thể giúp phát huy tác dụng của liệu pháp MBCT.
Trần Trọng Hiếu
(theo Live Science)
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự