Khi môi trường phong tà và hàn tà kết hợp với nhau, cơ thể không thích nghi kịp sẽ có những triệu chứng như chảy nước mũi, sợ lạnh, sợ gió, đau dây thần kinh ngoại biên, hắt hơi, đau khớp, tiêu chảy, chân tay lạnh, máu huyết đình trệ, đau nhức, co rút cơ bắp, đau cứng cổ, co thắt động mạch gây thiếu máu lên não dẫn đến hoa mắt, đau đầu, mất ngủ...
Nếu phong hàn thâm nhập ở dạng nhẹ, các biểu hiện chỉ thoáng qua rồi tự khỏi. Nếu cơ thể yếu mà thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường gió lạnh, phong hàn sẽ thâm nhập sâu vào kinh lạc, gây ra những chứng bệnh kinh niên như đau đầu, đau vai gáy, mất ngủ triền miên rất khó chữa.
Trong đó, trường hợp bệnh nặng như của chị Nguyễn Thị Lan – nhân vật trong bài “Cây thần thông chữa dứt bệnh đau đầu, mất ngủ kinh niên” là một ví dụ điển hình.
Trong trường hợp này, do sức khỏe yếu, thức khuya dậy sớm để làm việc nên phong hàn đã ngấm sâu vào kinh lạc, làm ứ trệ khí huyết, cơ bắp co rút, thu hẹp động mạch dẫn đến máu lên não kém, đau đầu, mất ngủ… Khi đã xác định đúng nguyên nhân là do phong hàn thì cách chữa bệnh này cũng không đơn giản.
Cây thần thông có tác dụng hạ nhiệt, làm ra mồ hôi, tiêu độc, có tính phá huyết thông kinh trệ, trục ứ rất mạnh nên có thể đẩy phong hàn đã ngấm cơ thể lâu ngày ra ngoài. Khi đường kinh lạc, khí huyết lưu thông, các cơ bắp thư giãn, mạch máu trở lại trạng thái bình thường thì các biểu hiện như đau đầu, mất ngủ sẽ dần được khắc phục.
Chúng ta nên lập tức mặc ấm, vào nơi kín gió, ăn một bát cháo thật nóng có hành hoa, tía tô, gừng, sau đó trùm chăn cho ra mồ hôi. Những tà khí sẽ bị hơi nóng của cơ thể trục xuất theo lỗ chân lông ra ngoài và chúng ta khỏi bệnh.
Sau đó, chúng ta lau sạch mồ hôi, thay quần áo mới. Cũng nên chú ý là sau khi ra mồ hôi, các lỗ chân lông mở ra nên rất dễ bị phong hàn thâm nhập trở lại. Chúng ta phải ở trong nhà và tuyệt đối tránh gió lạnh.
Chúng ta cũng có một số cách khác để trị phong hàn rất hiệu quả như sau:
Đánh gió
Dùng lòng trắng trứng gà đã luộc và một miếng bạc. Cho bạc vào trong lòng trắng trứng còn nóng bọc vào vải mỏng, chà dọc vùng lưng theo cột sống từ gáy xuống dưới. Chà xuôi từ hai bên gáy xuống 2 bên bả vai. Chà theo chiều của xương sườn từ cột sống ra 2 bên.
Chà từ vùng trán vuốt sang hai thái dương xuống má. Chà vùng tay chân từ gốc chi đến ngọn chi. Mỗi động tác chà từ 20 - 30 lần.
Đánh gió xong nằm đắp chăn kín cho ra mồ hôi. Có thể thay trứng và bạc bằng rượu kết hợp với tóc rối, gừng hoặc lá trầu không. Phương pháp này kết hợp với uống một cốc trà gừng hoặc ăn cháo giải cảm rất hiệu quả.
Xông lá
Dùng một số loại lá có tinh dầu mạnh để xông cũng giúp trục tà khí trong người ra ngoài
Dùng các loại lá có tinh dầu như: bạc hà, kinh giới, tía tô, lá chanh, lá bưởi, lá tre, lá sả, cúc tần… rửa sạch cho vào nồi có miệng rộng, đổ ngập nước, đun sôi, bắc ra xông ngay, xông xong lau sạch mồ hôi thay quần áo. Chú ý nơi xông phải kín, tránh gió lùa. Tuyệt đối không dùng phương pháp này cho trẻ nhỏ vì rất dễ bị bỏng.
Người Nhật có cách trị phong hàn theo phương pháp thực dưỡng cũng rất hay: Nấu một bát bột sắn dây, ăn hết trong khi còn nóng rồi đắp chăn cho toát mồ hôi. Sau đó lau khô người và thay quần áo mới.
Chú ý: Tất cả các phương pháp trị phong hàn cơ bản đều là mở lỗ chân lông, ra mồ hôi để trục tà khí ra ngoài. Sau khi trục tà khí, lỗ chân lông và các huyệt đạo vẫn đang mở, chúng ta cần phải mặc ấm, ở trong nhà kín gió chừng khoảng nửa tiếng. Nếu đột ngột ra ngoài trời gió lạnh dễ bị cảm, rất nguy hiểm.
Nguồn tin: Tuổi trẻ và đời sống
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự