Thuốc không hiệu quả trong điều trị suy nhược tinh thần

Thứ sáu - 04/11/2016 10:28
Liệu pháp tinh thần luôn được khuyến nghị là lựa chọn đầu tiên trong điều trị suy nhược tinh thần. Tuy nhiên, việc chỉ định thuốc chống suy nhược hay chống trầm cảm vẫn đang tiếp tục được kê toa.
Suy nhược tinh thần không nên sử dụng thuốc để điều trị - Ảnh minh họa
Suy nhược tinh thần không nên sử dụng thuốc để điều trị - Ảnh minh họa

Sự gia tăng của xu hướng này vẫn tiếp tục dù từ năm 2004 Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã đưa ra cảnh báo không nên dùng thuốc trong điều trị suy nhược tinh thần ở những đối tượng dưới 24 tuổi vì việc điều trị bằng thuốc có thể gây ra cái chết do bệnh nhân tự tử.

Một nghiên cứu gần đây phát hành trên Tạp chí Lancet, các chuyên gia đã đi phân tích tác dụng và nguy cơ của 14 loại thuốc chống suy nhược tinh thần được kê toa phổ biến cho trẻ bị suy nhược tinh thần. Kết quả cho thấy rằng hiệu quả của việc dùng thuốc là lợi bất cập hại, tác dụng cũng có nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm khác.

Xét về sự cân bằng trong nguy cơ và lợi ích của thuốc chống trầm cảm thì rõ ràng thuốc không mang lại hiệu quả điều trị cho trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, ngoại trừ nhóm thuốc có chứa fluoxetine - chia sẻ của giáo sư Peng Xie, Bệnh viện Trùng Khánh, Đại học Y khoa Trung Quốc. Các chuyên gia khuyên rằng trẻ nhỏ và thanh thiếu niên nếu dùng thuốc suy nhược tinh thần cần được giám sát kỹ lưỡng, cho dù là dùng loại thuốc nào đi nữa, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của quá trình điều trị.

Nghiên cứu được tiến hành trên 34 thử nghiệm lâm sàng với 5.260 người tham gia trong độ tuổi 9-18. Một loại thuốc trị suy nhược được xét trên các yếu tố khác nhau như: khả năng làm thay đổi các triệu chứng suy nhược, phản hồi trong tiếp nhận điều trị, mức độ gây tác dụng phụ, có ý nghĩ tự sát hay nỗ lực tự sát.

Các loại thuốc được so sánh trong nghiên cứu là amitriptyline, citalopram, clomipramine, desipramine, duloxetine, escitalopram, fluoxetine, imipramine, mirtazapine, nefazodone, nortriptyline, paroxetine, sertraline, venlafaxine cùng một loại placebo.

Trong đó, chỉ có fluoxetine được bán dưới nhãn thuốc Prozac là có tác dụng làm dịu các triệu chứng suy nhược so với placebo. Trái lại venlafaxine làm làm tăng nguy cơ phát khởi ý nghĩ và nỗ lực tự sát, so với placebo và 5 loại thuốc trị suy nhược khác.

Một nghiên cứu khác phát hành trên Tạp chí JAMA Y khoa cũng thu thập dữ liện từ 160.000 người tham gia từ 10-64 tuổi được điều trị bằng thuốc chống suy nhược Prozac và Seroxat. Theo quan sát, trẻ em nếu được kê toa với liều gấp đôi sẽ có khả năng có hành vi tự sát cao hơn so với trẻ có liều dùng trung bình.

Theo Hội Suy nhược & Bất ổn Lo lắng Hoa Kỳ, cứ 100 trẻ nhỏ thì có 2 trẻ và cứ 100 thanh thiếu niên thì có 8 em bị mắc chứng suy nhược. Các chuyên gia y tế khuyến nghị sử dụng các liệu pháp hành vi để điều trị suy nhược tinh thần cho trẻ nhỏ, chứ không phải thuốc.

Liệu pháp này sẽ giúp chuyển các cấu trúc tư duy tiêu cực về thế giới và về bản thân thành các tư duy tích cực hơn. Tất cả các hình thức của liệu pháp này đều cần có sự tham gia của cha mẹ, càng nhiều càng mang lại hiệu quả.

Nếu liệu pháp hành vi không mang lại hiệu quả điều trị (giúp làm giảm các triệu chứng suy nhược) và buộc lòng phải chọn dùng thuốc thì chúng ta nên nhớ rằng tác dụng của thuốc chống suy nhược mang lại hiệu quả khác nhau với mỗi cá nhân.

Có nhiều loại thuốc chống suy nhược với hiệu quả điều trị và tác dụng phụ khác nhau. Trước khi kê toa, các bác sĩ nên xem xét các triệu chứng của từng bệnh nhân và các tác dụng phụ kèm theo với từng loại thuốc đó, xem cha mẹ hay anh em của người bị suy nhược có từng dùng thuốc này chưa hay các điều trị bằng thuốc khác mà bệnh nhân đang theo hay bệnh nhân có đang mang thai, có cho con bú bằng sữa mẹ hay không, hay bệnh nhân có đang mắc các bất ổn về thể chất và tinh thần nào khác không.

Trần Trọng Hiếu
(theo Medical Daily)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây