Cách chữa đau lưng, thoát vị đĩa đệm bằng chườm nóng

Thứ hai - 14/11/2016 23:41
Có khá nhiều người khi bị bệnh đau lưng, thoát vị đĩa đệm đã áp dụng các phương pháp dân gian như dùng ngải cứu, bình bát, xương rồng… chườm nóng. Kết quả mang lại thật bất ngờ, không những bệnh nhân giảm được đau tức thì mà các cơn đau không hề tái phát.
Cách chữa đau lưng, thoát vị đĩa đệm bằng chườm nóng

Trong dân gian có rất nhiều cách chữa bệnh đau cột sống, bệnh thoát vị đĩa đệm... Thông dụng nhất là cách dùng ngải cứu và muối hột. Muối đem rang lên cho thật nóng rồi đổ ra miếng vải, sau đó rải lá ngải cứu lên rồi nằm chỗ đau lên ngải cứu.

Hoặc dùng ngải cứu và muối rang nóng, bọc vào miếng vải dày và chườm lên chỗ đau. Thời gian chườm khoảng 30 phút là được.

Ngày xưa, ông cha ta cũng có một cách khác chữa đau lưng. Trước khi đi ngủ, nướng mấy viên gạch cho thật nóng rồi xếp theo một hàng dọc, rải ngải cứu lên gạch, lót rơm xung quanh cho êm và nằm lên sao cho phần bị đau đúng vào chỗ ngải cứu nóng.

Có một cách khác là dùng ngải cứu rửa sạch, giã nát trộn với giấm đã đun nóng. Dùng mảnh vải gói ngải cứu trộn với dấm nóng đem chà nhẹ dọc theo xương sống chừng 15 phút. Trong quá trình xoa, nếu thấy nguội có thể hâm nóng thuốc bằng lò vi sóng. Nên thực hiện liên tục từ 15-30 ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ.

cách chữa đau lưng thoát vị đĩa đệm bằng chườm nóng
Ngải cứu rang nóng với muối hột rồi chườm ở vị trí bị đau lưng, thoát vị đĩa đệm sẽ giúp giảm đau rất hiệu quả

Trước đây, chúng tôi cũng đã đề cập đến phương pháp dùng quả bình bát non nướng nóng chườm lên vùng lưng bị đau. Cũng có thể bọc vải quả bình bát đã nướng nóng, để lên giường và nằm đè phần bị đau lên.

Nếu quả bình bát quá to, ta có thể bổ đôi ra để nằm lên cho đỡ cộm. Mỗi lần khoảng 30 phút, nếu bình bát nguội thì nướng lại cho nóng. Ngày làm 3 lần, sẽ giúp mau khỏi các chứng đau nhức lưng do thoái hóa, co cơ, thoát vị đĩa đệm…

Và ở bài viết “Tự chữa dứt chứng đau cột sống nhờ bài thuốc từ cây xương rồng tai thỏ”, ông Nguyễn Văn Trước đã sử dụng cây xương rồng tai thỏ để chữa thành công bệnh đau lưng, bệnh thoái hóa cột sống.

Có một cách khác dùng cây xương rồng tai thỏ chữa bệnh đau cột sống được dân gian sử dụng từ lâu. Đó là giã hơi giập lá xương rồng tai thỏ, trộn với muối. Làm nóng hỗn hợp trên bằng cách đun trên bếp hoặc lò vi sóng. Gói hỗn hợp đã làm nóng vào vải dày, chườm lên vùng đau hoặc nằm đè vùng bị đau lên. Cách chườm nóng này cũng làm mỗi lần trong khoảng 30 phút. Làm từ 2 đến 3 lần trong ngày sẽ cho hiệu quả nhanh.

Thực ra xương rồng cũng như ngải cứu hay quả bình bát… cùng là nguyên liệu cây thuốc có tác dụng lưu nhiệt và truyền nhiệt. Điều đặc biệt là loại thuốc này khi được làm nóng lên, hơi thuốc thoát ra sẽ tác động mạnh vào vùng bị tổn thương. Cùng với đó, sức nóng sẽ giúp có những tác động tích cực như làm dãn sự co của gân, cơ, dây chằng, tăng sự lưu thông máu tại chỗ từ đó giúp giảm đau nhức.

Tuy nhiên có nhiều người cho rằng, các phương pháp chữa bệnh dân gian hầu như không có tác dụng đối với bệnh thoát vị đĩa đệm. Vì căn bệnh này là do đĩa đệm ở đốt sống đã bị nứt, dịch nhầy ở nhân đĩa đệm thoát vị ra ngoài, chèn vào dây thần kinh gây đau đớn. Chườm nóng không thể làm liền vết thương mà chỉ có tác dụng giảm đau tức thì.


Cây xương rồng tai thỏ nướng lên với muối rồi chườm vào vị trí bị đau lưng cũng mang lại kết quả rất bất ngờ

Thế nhưng có khá nhiều người bị căn bệnh này, khi áp dụng các phương pháp dân gian như dùng ngải cứu, bình bát, xương rồng… chườm nóng đã mang lại kết quả bất ngờ. Không nhưng bệnh nhân được giảm đau tức thì mà các cơn đau không tái phát. Bệnh có tiến triển tốt.

Thực ra khi chườm nóng, cột sống các phần cơ, gân được thư giãn, nới lỏng giúp đĩa đệm không bị chèn ép, dịch lỏng không bị tràn ra. Hơi thuốc ngấm vào vùng tổn thương cũng có thể giúp mau lành vết thương. Đấy là chưa kể khi được chườm nóng, máu huyết lưu thông, khả năng tự phục hồi vết thương của cơ thể cũng hoạt động mạnh hơn.

Có một điều đáng chú ý là những bệnh nhân đau cột sống, thoát vị đĩa đệm cần được nghỉ ngơi, không vận động mạnh để tránh làm tổn thương thêm cho cột sống. Bệnh nhân nên tập các động tác nhẹ, chậm rãi để củng cố các cơ lưng. Các cơ này sẽ hỗ trợ, tạo nên sự vững chắc cho cột sống.

Treo mình trên xà là cách tập giúp cột sống được kéo giãn, giảm áp lực lên vùng bị tổn thương. Các bài tập yoga cũng rất phù hợp với người bị đau sống lưng. Ăn uống đủ chất và thường xuyên luyện tập cũng là biện pháp phòng tránh thoái hóa cột sống rất hiệu quả.

Nguồn tin: Tuổi trẻ & Đời sống

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây