Lương y Nguyễn Bá Nho: Bệnh viện trả về, cụ bà mắc ung thư thận vẫn cải tử hoàn sinh

Thứ tư - 09/11/2016 21:24
Cùng lúc mang hai bệnh trọng: ung thư thận giai đoạn cuối và xơ gan cổ trướng, cụ Gia tưởng chỉ còn nước nằm chờ Thần chết đến gõ cửa. Ai dè, chỉ mới uống 3 ngày thuốc Nam, bệnh nhân đã tỉnh dậy và có thể ăn được cháo…
Bà Gia cùng lúc bà mắc 2 bệnh, một là ung thư thận giai đoạn cuối, có huyết khối tĩnh mạch thận, tiểu tiện ra máu, hai là bị xơ gan cổ trướng
Bà Gia cùng lúc bà mắc 2 bệnh, một là ung thư thận giai đoạn cuối, có huyết khối tĩnh mạch thận, tiểu tiện ra máu, hai là bị xơ gan cổ trướng

Bà Vũ Thị Gia ở làng Ý, xã Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc không dùng điện thoại di động. Phóng viên phải liên lạc đến số máy bàn nhà bà Gia nhiều lần thì mới có người nhấc máy.

Thấy có người hỏi thăm sức khỏe bà cụ, anh con trai tên Hưng của bà cho biết: “Cám ơn nhà báo đã hỏi thăm sức khỏe mẹ tôi. Khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già. Mẹ tôi tuổi cao rồi, không thể nói là khỏe được, nhưng vẫn túc tắc làm việc vặt trong nhà và thỉnh thoảng vẫn cùng các bà đi lễ chùa. Hôm nay mẹ tôi đi lễ chùa ở xa, mai mới về”. “Nếu tôi không nhầm thì bà nhà mình năm nay đã 84 tuổi rồi”.

“Đúng vậy. Mẹ tôi sinh năm 1932, tuổi Nhâm Thân”. “Các cụ thường đi ở tuổi 81-82, ai vượt qua được cái hạn này thường sống rất thọ”. “Sinh có hạn, tử bất kỳ, không nói trước được điều gì cả. Mẹ tôi vượt qua được cái hạn nặng năm 2013 là đã may mắn lắm rồi. Có lẽ là nhờ phúc nhà, cũng nhờ cả thầy Nho nữa…”.

Trong số các bệnh nhân của thầy Nho, bà Vũ Thị Gia có thể nói là một trường hợp nặng. Cùng lúc bà mắc 2 bệnh, một là ung thư thận giai đoạn cuối, có huyết khối tĩnh mạch thận, tiểu tiện ra máu. Hai là bị xơ gan cổ trướng, bụng cứng và to, không ăn được.

Chỉ một trong hai bệnh nói trên đã khó qua khỏi, đằng này bà Gia lại mắc cả 2 bệnh. Vì thế, Bệnh viện K khuyên gia đình nên đưa bệnh nhân về để chuẩn bị lo hậu sự. Nghĩ đã hết cách, anh Hưng cũng đành đưa mẹ về. Các con họp bàn chuẩn bị lo hậu sự cho mẹ.


Bà Gia bị xơ gan cổ trướng, bụng cứng và to, không ăn được

Con gái bà Gia đi xem bói, thầy cũng phán rằng mệnh bà đã hết và chuyện Thần chết đến gõ cửa chỉ là ngày một ngày hai. Nhưng bà Gia nằm lịm trên giường, vẫn còn hơi thở yếu ớt, chả nhẽ lại mua quan tài để cạnh. Có người mách các con bà Gia nên thử mua thuốc của lương y Nguyễn Bá Nho ở Sóc Sơn, Hà Nội về uống, biết đâu có thể cứu được tính mạng người mẹ già.

Nghe vậy, anh Hưng mới quyết định đi lấy thuốc cho mẹ uống, ít nhất cũng để bà khỏi tủi thân. Thầy Nho xem bệnh án của bà Gia và quả quyết: “Vẫn chữa được”. Thầy Nho nói thế nhưng anh Hưng chỉ lấy 10 ngày thuốc, trong khi 1 liều là 30 ngày. Anh Hưng nghĩ bụng: “Cứ lấy 10 ngày uống thử xem sao, bởi các thầy thuốc thường hay nói lạc quan để động viên người bệnh thôi”.

Bà Gia uống 3 ngày thuốc thì tỉnh hẳn và nói rằng đã đỡ đau rất nhiều. Uống thuốc hết ngày thứ 5 thì bà Gia ăn được mấy thìa cháo. Điều mừng nhất là bà đi tiểu không ra máu nữa. Uống hết 10 ngày thuốc, bụng bà Gia xẹp hẳn và mắt không vàng nữa. Anh Hưng tiếp tục lấy thuốc cho mẹ uống đến khi khỏi hẳn.

Đối với thầy Nho, đây là một ca bệnh khó. Bệnh nhân mắc liền 2 căn bệnh hiểm nghèo và đều ở giai đoạn cuối. Nhưng thầy Nho vẫn nói rằng chữa được. Không phải thầy động viên gia đình người bệnh mà có cơ sở để hy vọng. Bệnh nhân có huyết khối tĩnh mạch thận.

Nếu tĩnh mạch thận bị tắc thì một quả thận sẽ bị chết. Nhưng nếu quả thận còn lại bình thường thì người bệnh vẫn có thể sống được. Trên thực tế, nhiều người bán hoặc cho đi một quả thận, họ vẫn sống bình thường.


Các giai đoạn ung thư thận (Ảnh YTCĐ)

Thầy Nho cũng nhận định, khả năng chữa khỏi bệnh cho bà Gia là cao vì bệnh nhân chưa bị Tây y can thiệp. Còn bệnh xơ gan cổ trướng thì thầy Nho đã chữa khỏi cho nhiều người rồi. Với ca bệnh này, bài thuốc của thầy Nho khác hẳn, vừa phải cứu quả thận, vừa phải cứu buồng gan, nhưng cứu thận là ưu tiên số một. Nếu bệnh nhân đi tiểu ra máu nhiều ngày thì tử vong vì mất máu. Và thầy Nho đã thành công.

Một yếu tố nữa khiến thầy Nho tin rằng có thể chữa khỏi ca bệnh này là trên thực tế lâm sàng của Tây y, tỷ lệ sống còn 5 năm tính chung là 50%. Thêm nữa, bà Vũ Thị Gia chưa bị di căn.

Ung thư thận hay di căn đến phổi và xương, nếu di căn vào phổi thì nguy hiểm hơn. Triệu chứng của ung thư thận là mệt mỏi, sụt cân nhanh, đi tiểu ra máu, có thể sờ được khối u, phù 2 bên cổ chân.

Cách điều trị của Tây y trước hết là phẫu thuật. Cắt thận 1 phần và bảo tồn chức năng thận càng nhiều càng tốt, nếu khối u nhỏ hơn 4cm. Nếu khối u to hơn thì cắt tận gốc 1 quả thận. Khối u của bà Vũ Thị Gia đường kính 6cm, nhưng bà đã nhiều tuổi nên không thể mổ được.

Biện pháp thứ hai là hóa trị và xạ trị. Nhưng vì thể trạng của bà Gia quá yếu, không thể thực hiện được cách điều trị này. Vì thế bệnh viện đã cho bệnh nhân về nhà vì hết hy vọng cứu chữa.

Thầy Nho nhận thấy rằng, nhiều bệnh nhân ung thư thận giai đoạn 1, tỷ lệ người sống thêm được 5 năm tới 90%. Người ở giai đoạn cuối, tỷ lệ sống thêm 5 năm là 10%. Đó là điều trị bằng Tây y. Bệnh nhân của thầy Nho ung thư thận giai đoạn cuối nhưng chưa di căn và chưa có sự can thiệp của Tây y.

Nếu được nâng nhanh thể trạng, bệnh nhân sẽ tỉnh lại và sẽ hấp thụ được thuốc. Do đó, thầy Nho đã tăng cường các vị bổ để nâng cao thể trạng cho người bệnh. Vì thế chỉ uống 3 ngày thuốc, bệnh nhân đã tỉnh hẳn. Bệnh nhân tỉnh là thầy thuốc có thêm thời gian để giải quyết các vấn đề khác.

Trước hết là phải phá tan huyết khối tĩnh mạch để cứu lấy quả thận bị bệnh. Khi huyết khối tĩnh mạch bị phá thì quả thận sẽ khỏe lên, tạo điều kiện để hấp thụ được thuốc ở mức cao nhất. Nếu hấp thụ được thuốc thì khối u sẽ nhỏ lại và tan dần.

Còn với buồng gan của bà Vũ Thị Gia, thầy Nho nhận thấy bệnh nhân chỉ bị xơ gan chứ không phải ung thư gan. Một cụm tế bào gan bị chết tạo thành 1 búi xơ, ngăn cản chức năng của gan. Điều trị khỏi xơ gan cho bệnh nhân tức là mở rộng hơn cánh cửa để đưa thuốc vào cơ thể.

Nhờ thế mà bệnh ung thư thận có thể được chữa khỏi. Mọi bệnh ung thư đều có hy vọng chữa khỏi nếu không chọn nhầm cách điều trị. Với bà Vũ Thị Gia, thầy Nho đã chọn cách điều trị đúng. Bệnh nhân này đã phải uống thuốc của thầy Nho suốt 8 tháng liền. Việc ăn kiêng luôn được thầy Nho nhắc lại nhiều lần. Thứ nhất là không được ăn mặn, ăn càng nhạt càng tốt.

Khi người bệnh bắt đầu ăn được cháo, gia đình nấu cháo thịt cho bệnh nhân ăn, nhưng thầy Nho cấm không dùng các loại thịt động vật có màu đỏ, vì nó có độ đạm cao, giúp nuôi lớn khối u. Đây không phải là phát hiện của thầy Nho mà là kết luận của một vị GS người Mỹ đã được giải Nobel về cơ chế phát sinh và tồn tại của tế bào ung thư.


Lương y Nguyễn Bá Nho

Thầy Nho đã đọc tài liệu này và áp dụng vào việc điều trị của mình. Những thực phẩm mà bệnh nhân ung thư phải kiêng như đường, sữa và các sản phẩm từ đường sữa ghi trên bao bì túi thuốc của thầy Nho cũng là kết quả nghiên cứu của vị GS người Mỹ nói trên.

Riêng bệnh nhân Vũ Thị Gia, mỗi lần người nhà đến lấy thuốc, thầy Nho đều hướng dẫn cách kiểm tra người bệnh. “Anh hãy ấn 4 đầu ngón tay vào bụng của người bệnh, chú ý là vùng bụng dưới xương sườn bên phải xem  mềm hay cứng rồi gọi điện báo cho tôi biết. Nếu bụng mềm là tốt rồi”.

Anh Hưng đã làm đúng như lời thầy Nho dạy. Một hôm đi làm về, anh Hưng thấy mẹ đang quét sân và vãi thóc cho gà ăn, anh  đã thốt lên vì ngạc nhiên: “Trời ơi! Mẹ đã khỏi bệnh rồi ư”. Cảm giác vui mừng khi thấy mẹ khỏi bệnh còn đọng mãi trong lòng anh Hưng cho tới tận hôm nay.

Trong câu chuyện với tôi qua điện thoại, anh nói: “Mẹ khỏi bệnh, tôi hạnh phúc vô cùng. Nếu hồi đó mẹ không qua khỏi thì tôi và các em tôi sẽ phải ân hận suốt đời. Con cái bận làm ăn, không quan tâm đầy đủ đến mẹ, khi phát hiện đưa vào viện thì bệnh đã nặng quá rồi”.

Tác giả bài viết: Ngọc Tuệ

Nguồn tin: Người giữ lửa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây