Cách chữa khàn giọng mất tiếng hiệu quả nhất

Chủ nhật - 30/10/2016 09:12
Sau khi ốm, đau họng và ho kéo dài sẽ dẫn đến hệ quả thường gặp là khan tiếng. Dưới đây là cách chữa khan tiếng an toàn và hiệu quả nhất
Cách chữa khàn giọng mất tiếng hiệu quả nhất

1 Mật ong hấp quất

Tương tự như chanh, bạn thái khoang vài quả quất rồi trộn đều với mật ong, đem hấp cách thủy hoặc hấp nồi cơm. Bạn dùng hỗn hợp có được để ngậm trong miệng để hỗn hợp trôi vào họng cùng nước miếng.

2 Vỏ cam nướng

Bạn lấy ít vỏ cam, đem quay lò vi sóng hoặc nướng lên để ăn. Hoặc nếu bạn không thích ý tưởng này thì có thể dùng để pha với trà nóng để uống.

3 Gừng

Bạn có thể pha ít trà với gừng. Lấy một cốc nước sôi hoặc trà mới pha, thêm vài lát gừng hoặc gừng thái chỉ. Sau khoảng 10 phút, khi nước nguội hơn và gừng đã hòa lẫn với nước, bạn có thể uống món trà gừng mới pha.

4 Nước

Nước có thể giúp rửa sạch và cuốn trôi vi khuẩn và chất bẩn bám trong họng, giúp lành bệnh nhanh hơn.Ngoài ra nước còn giúp làm trơn, giảm cảm giác đau rát trong cổ họng. Nước ấm cũng giúp giữ ấm họng, giúp họng nhanh lành cảm lạnh.

5. Chuối tiềm đường phèn

Chuối 1 - 2 quả, lột vỏ, đường phèn một ít, cho vào nồi thêm nước để tiềm. Ngày 1-2 lần, dùng liền vài ngày, dùng cho chứng ho lâu ngày.

6 Giá đỗ

Lấy khoảng nửa kg giá đỗ, nghiền nát, thêm chút nước sôi vào giá đỗ, vắt lấy nước. Dùng nước này để trị khan tiếng trong khoảng thời gian đầu sẽ rất hiệu quả. Theo đông y thì giá đỗ xanh có tính hạn, sinh tân, nhuận phế, thanh nhiệt… nên rất thích hợp để điều trị với mục đích mất tiếng, đau họng, ho, đờm, nghẹt mũi…

7.  Mật ong, dầu ô liu và chanh

Để chống lại tình trạng khản tiếng, bạn có thể trộn 2 muỗng canh mật ong, 1 muỗng canh dầu ô liu và nước chanh.

Bạn nên uống 1 muỗng canh hỗn hợp này 3 lần/ngày và uống liên tiếp 3 – 4 ngày sẽ thấy được hiệu quả.

8. Lê tiềm mật ong

Lê 1 quả, rửa sạch cả vỏ, thái nhuyễn, cho vào nồi thêm nước và mật ong/hoặc đường phèn để tiềm, dùng cho chứng ho khàn tiếng.

9. Hồng khô nấu mật ong

Hồng phơi khô 3 quả, cho vào nồi thêm nước nấu chín, nêm một ít mật ong, tiếp tục nấu sôi, uống ngay lúc nóng, dùng cho chứng ho do cảm gây ra

10. Cà rốt, quả hồng tiềm đường phèn

Quả hồng khô 2 quả, cà rốt 50g, hai thứ riêng biệt thái nhuyễn, cùng cho vào 1 tô thêm đường phèn 15g, tiềm chín. Ngày 1 lần, dùng cho ho gà.

11. Khoai môn trộn mật ong

Khoai môn vừa đủ xay nhuyễn, thêm mật ong một ít, dùng nước đun sôi trộn lẫn, uống ngay lúc nóng, dùng cho ho mạn tính.

12. Hạt bí đao hãm đường đen

Hạt bí đao 15g, thêm đường đen vừa đủ, giã nhuyễn, hãm nước sôi uống. Ngày 2 lần, dùng cho ho gà.

13. Mè đen rang nước gừng

Gừng tươi vừa đủ, giã nhuyễn vắt lấy nước (bỏ bã), mè đen 250g, rang chung; hoặc dùng mật ong 20g, đường phèn 20g, cùng mè đen trộn đều. Mỗi lần dùng 1 muỗng, dùng sáng và chiều, cho người cao tuổi ho suyễn.

14. Trà gừng đường mạch nha

Nước gừng tươi 1/2 muỗng, đường mạch nha 1 muỗng, đổ vào trong ly pha với nước sôi, rất thích hợp cho người cao tuổi ho mạn tính.

15. Siro phật thủ mạch nha

Giúp long đờm, giảm ho, có thể uống dự phòng ho hen phế quản hàng ngày. Siro phật thủ mạch nha + chanh đào mật ong (ngâm từ 6 tháng trở lên) dùng khi ho nhiều đờm.

16. Mật ong và chanh tươi

Bạn lấy chanh, cắt nhỏ và ngâm vào một chén nhỏ mật ong để mật ong ngấm vào trong miếng chanh. Sau khoảng 1-2 giờ đồng hồ, bạn có thể cắt nhỏ và dùng để ngậm. Món thuốc không chỉ rất hiệu nghiệm, cung cấp dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể chống lại bệnh viêm họng, thanh quản, mà còn là một món quà vặt ngon miệng cho bạn nữa.

Theo Thu Trang (baophapluat.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây