Tác dụng hạ đường huyết của mướp đắng
Theo các nghiên cứu, trong mướp đắng có 3 hoạt chất, gồm charantin, polypeptide-p và vicine. Các hoạt chất này có khả năng quản lý lượng đường trong máu hiệu quả. Chúng giúp tế bào tiếp nhận các phân tử đường cũng như tăng tiết insulin.
Bệnh tiểu đường cũng sẽ được kiểm soát một cách tự nhiên nhờ chất charantin với tác dụng hạ đường huyết. Chất Charantin trong mướp đắng có cấu trúc hóa học giống insulin nên có tác dụng hạ đường huyết trực tiếp. Polypeptide-p còn gọi là p-insulin - rất giống insulin, được chứng minh là có tác dụng tích cực đối với bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, chiết xuất của mướp đắng còn có tác dụng ức chế một số loại enzym, từ đó ngăn ngừa tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Cách làm nước ép mướp đắng
Mướp đắng không chỉ giúp giảm đường huyết trong máu cho người bệnh tiểu đường mà còn có công dụng phòng chống bệnh tim mạch, thần kinh.
Một ly nước ép mướp đắng mỗi ngày là phương pháp hữu hiệu cho những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Khi mua mướp đắng nên chọn quả có màu xanh ngọc bích. Mướp đắng có màu nhạt thì vị đắng nhạt; càng sẫm màu thì vị đắng càng nặng đậm. Nếu mướp đắng ngả sang màu vàng hoặc đỏ thì là quả đã già hoặc để lâu, ăn không có độ giòn, không nên mua.
Khi làm nước ép mướp đắng, cần rửa sạch mướp đắng. Sau đó bỏ ruột, cắt nhỏ, xay cùng với ít nước, thêm chút muối. Muốn dễ uống thì có thể thêm chút chanh vào.
Để kiếm soát lượng đường trong máu tốt, hằng này nên uống 1 ly nước ép mướp đắng vào buổi sáng lúc bụng đói.
Tuy nhiên, uống quá nhiều nước ép này có thể có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và khó chịu ở dạ dày. Vì vậy, cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng đều hàng ngày.
Nguồn Laodong.vn