Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lạng Sơn có đồng chí Đoàn Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành; lãnh đạo UBND một số huyện của tỉnh và đại diện một số doanh nghiệp tiêu biểu hoạt động trong ngành Công Thương.
Theo báo cáo tại hội nghị, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid 19 tác động tới mọi mặt của nền kinh tế, nhiều địa phương trọng điểm về kinh tế phải giãn cách nhưng bức tranh kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm vẫn duy trì được mức tăng trưởng dương 1,42%, anh sinh xã hội được đảm bảo, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát. Các cơ quan ở Trung ương và địa phương đã thực hiện tốt và có hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVD-19.
Về sản xuất công nghiệp, trong 9 tháng đầu năm 2021, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 4,45% so với cùng kỳ năm 2020, cao hơn mức tăng trưởng GDP chung của toàn nền kinh tế. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,05%; chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2020 (trong đó, 48/63 địa phương có chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm 2020; 41/63 địa phương tăng trưởng cao hơn mức tăng chung của cả nước).
Trong lĩnh vực thương mại, tính chung 9 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước đạt trên 3.367 nghìn tỷ đồng, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm 2020. Có 44/63 địa phương có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm 2020; 57/63 địa phương tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước.
Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, 9 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước ước tính đạt 240,52 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2020 (có 54/63 địa phương có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm 2020, 31/63 địa phương tăng trưởng cao hơn mức tăng chung của cả nước); kim ngạch nhập khẩu hàng hóa cả nước ước tính đạt 242,65 tỷ đồng, tăng 30,5% so với cùng kỳ năm 2020 (có 51/63 địa phương có kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2020, 29/63 địa phương tăng trưởng cao hơn mức tăng chung của cả nước).
Ngoài ra, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID -19 nhưng công tác bình ổn thị trường, đảm bảo cung cầu hàng hóa, giảm bớt khó khăn trong sản xuất, kinh doanh cũng như đời sống của người dân luôn được quan tâm triển khai có hiệu quả.
Tại hội nghị đã có 15 ý kiến phát biểu của các lãnh đạo một số tỉnh, thành phố; lãnh đạo một số sở, ngành của các tỉnh và đại diện doanh nghiệp về những kết quả đạt được của ngành Công Thương, những khó khăn, kiến nghị đề xuất của các địa phương đối với Bộ Công Thương.
Phát biểu kết luận tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị các địa phương cần tập trung ngay vào xây dựng các giải pháp để phục hồi kinh tế trên từng địa bàn, từng doanh nghiệp, phấn đấu đạt mức tăng trưởng của ngành cao nhất có thể; đẩy mạnh sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm và cung ứng đầy đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu cả trong và ngoài nước; đẩy nhanh các chương trình, dự án, hạ tầng các khu cụm công nghiệp trên địa bàn, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp giải phóng mặt bằng, các thủ tục hành chính để đưa các dự án mới vào hoạt động, tạo động lực phát triển kinh tế
Đồng chí đề nghị các địa phương rà soát, đánh giá lại tình hình thực hiện kế hoạch Công Thương năm 2021 trên từng địa bàn để cập nhật kế hoạch năm 2022; chú trọng phát triển các ngành có tính chất nền tảng; thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh; tiếp tục làm tốt công tác quản lý nhà nước của ngành, phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới và chủ động nghiên cứu vận dụng có hiệu quả các phương hướng chính sách hỗ trợ của nhà nước hiện nay và những cơ chế sẽ được ban hành trong tương lai…
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự