Ngày càng có nhiều người uống cà phê là do những lợi ích sức khỏe được chứng minh mà cà phê mang lại nhưng các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng: Cà phê chỉ có tác dụng tốt khi được uống vào lúc no.
Uống cà phê khi đói vừa hại thể chất vừa hại tinh thần
Uống cà phê khi bụng đói, vào lúc sáng sớm hay trước khi ăn sáng có thể làm tăng mức cortisol trong cơ thể. Từ khi mở mắt thức giấc vào buổi sáng, cơ thể chúng ta đã bắt đầu phóng thích cortisol - loại hormone chịu trách nhiệm điều chỉnh phản hồi miễn dịch, trao đổi chất và phản hồi stress.
Nếu “bơm” caffeine vào cơ thể khi cortisol ở mức đỉnh bạn sẽ làm cho cơ thể trở nên căng thẳng và áp lực hơn.
Theo một nghiên cứu tại Hoa Kỳ, 25% sinh viên uống cà phê sáng lúc bụng đói và các chuyên gia quan sát thấy nguy cơ tăng cao đối với sự biến động trạng thái tinh thần, cảm xúc và một số ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe.
Lý do là vì cà phê kích thích axit dạ dày, tạo ra một môi trường có mức axit cao hơn. Từ đó sẽ gây ra các bất ổn như ợ nóng hoặc phát triển các khối u đường tiêu hóa - các chuyên gia nhấn mạnh.
Không những vậy, uống cà phê khi đói còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần như: gây dao động tinh thần, gắt gỏng, khó chịu, lo lắng và suy nhược tinh thần. Nếu hấp thu cà phê với lượng nhiều có thể dẫn đến rối loạn lo lắng, thậm chí đưa đến các cơn hoảng loạn với một số biểu hiện thường thấy như bồn chồn, mặt đỏ bừng, run rẩy, nhịp tim nhanh.
Các chuyên gia khuyên rằng: Hãy hiểu giới hạn hấp thu cà phê của mình để có thể biết được tác dụng của cà phê lên cơ thể mình nếu bạn có thói quen uống cà phê mỗi ngày.
Đức Hòa (theo Reader’s Digest