Trẻ học tập và bắt chước hành vi của cha mẹ một cách vô thức mà bạn không hay biết. Nếu hàng ngày thấy cha mẹ ân cần, chăm sóc và hỏi han ông bà, bé sẽ tự thấy rằng mình cần phải cư xử lễ phép và ngoan ngoãn với ông bà, bố mẹ.
Những lời nói đơn giản như: “Mẹ để phần bà nội 2 quả cam này, tí nữa bà về bà ăn sau con ạ!” hay “Con biết không, ông bà đã vất vả nuôi bố mẹ trưởng thành và sinh ra con, giờ ông bà già yếu, bố mẹ và các con phải chăm sóc ông bà thật tốt để ông bà luôn khỏe mạnh và vui vẻ“… sẽ giúp trẻ có thói quen kính trọng và hiếu thảo với ông bà cũng như bố mẹ sau này.
Ngược lại, nếu hàng ngày bản thân bố mẹ thường xuyên to tiếng, nạt nộ chính người thân sinh ra mình thì sẽ có ngày bạn đau lòng khi con cái 'vô tình' có những lời nói, hành động làm bạn tổn thương vì sự bất hiếu.
Trẻ học tập và bắt chước hành vi của cha mẹ một cách vô thức mà bạn không hay biết.
2. Cho bé thấy tình cảm mẹ con là như thế nào
Nếu nhà bạn có nuôi gà, nuôi mèo, bạn có thể chỉ cho con xem cách gà mẹ, mèo mẹ bảo vệ, che chở và nhường nhịn thức ăn cho các con mình ra sao. Hoặc bạn cho con xem lại những hình ảnh khi con còn bé, bạn đã chăm sóc, cho con bú như thế nào, kể lại cảm giác của bạn khi sinh bé… Khi trẻ được nghe, nhìn thấy và cảm nhận về tình mẹ con ngay từ khi còn nhỏ, bé có xu hướng yêu quý gia đình, trân trọng người thân và đặc biệt là mẹ.
3. Kể cho con về những tấm gương hiếu thảo
Có rất nhiều những tấm gương hiếu thảo có trong thực tế cuộc sống hàng ngày để cha mẹ chia sẻ cùng con cái. Đó là cô bé hàng xóm mà con bạn vẫn thường gặp, là một bạn nhỏ mồ côi cha từ nhỏ sống với người mẹ bệnh tật được chương trình tivi đề cập mới đây… Bạn có thể tìm hiểu thêm câu chuyện về những hình mẫu này và chia sẻ cùng các con. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm mua các loại sách, truyện thiếu nhi có chuyên đề về lòng hiếu thảo để đọc cho con nghe nếu bé chưa biết đọc hoặc tự để bé tiếp cận với những câu chuyện đạo đức giàu ý nghĩa về lòng hiếu thảo.
4. Giúp con hiểu hiếu thảo là gì
Với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, hiếu thảo là một khái niệm đạo đức trừu tượng, trẻ chưa biết hình dung cần phải làm gì, làm như thế nào khi bố mẹ nhắc nhở: “Con phải hiếu thảo với ông bà nghe chưa?“. Vì vậy, bạn cần giải thích để bé hiểu hiếu thảo là gì thông qua những hành động thực tế. Ví dụ: Khi thấy ông xã đi làm về, bạn có thể nói với trẻ rằng: “Bố đi làm vất vả và mệt mỏi rồi, con rót nước mời bố uống đi”; hay thấy mẹ chồng đau vai, bạn nên nhắc con rằng: “Bà bị đau vai, mẹ sẽ bóp vai cho bà, con ngồi bên cạnh nhìn mẹ làm như thế nào nhé!“. Bằng những hành động cụ thể trẻ hiểu rằng hiếu thảo là biết hỏi thăm bố khi bố mệt, động viên bà khi bà đau, phần đồ ăn khi nhà có người đi vắng… Bạn cần giải thích để bé hiểu hiếu thảo là gì thông qua những hành động thực tế.
5. Dạy con về tình cảm gia đình, sự hiếu thảo qua những bài hát, bài thơ
Trẻ mẫu giáo học tập rất nhanh thông qua âm nhạc và các giai điệu. Những bài hát, bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình, tình mẹ cha như “Công cha như núi Thái Sơn…” sẽ in đậm trong tâm hồn của trẻ lúc nào bạn không biết. Từ đó tác động đến hành vi và cách ứng xử của trẻ với ông bà, cha mẹ.
Dứt câu nghe lệ dâng trào… ai hay.
BBT vedepphatphap.vn st
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự