1. Tha thứ
Để có sự bình yên trong cuộc sống, nguyên tắc đầu tiên bạn nên nhớ là sự tha thứ. Tha thứ cho người khác cũng như tha thứ cho chính mình bất kể việc bản thân và người khác đã mắc phải lỗi lầm gì đi nữa. Là con người nên đương nhiên chúng ta không thể tránh khỏi việc mắc phải lỗi lầm. Khi tha thứ cho người khác, bạn sẽ sống mà không phải bực bội và than phiền về ai. Bạn cũng nên tha thứ cho bản thân vì có trách móc, bạn cũng không thể thay đổi được mọi thứ.
Tặng ngay vé tham dự buổi giao lưu trực tiếp cùng Tiến sỹ Phật học Geshe Micheal Roach trị giá 800.000 VNĐ khi đăng ký khoá học trước ngày 28/07
2. Cải thiện các mối quan hệ
Hãy không ngừng cố gắng cải thiện mối quan hệ với những người khác. Khi có mối quan hệ tốt với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và thậm chí với cả kẻ thù, bạn sẽ cảm nhận được sự bình yên trong cuộc sống. Bạn cũng ít phải lo lắng và căng thẳng hơn.
3. Dành thời gian để ngồi thiền
Thiền định có rất nhiều tác động tốt tới trí óc và cơ thể, tuy nhiên lại tương đối khó để tạo được một thói quen như vậy mỗi ngày. Thiền định chẳng những giúp giải tỏa những tác động tiêu cực mà stress gây ra cả về mặt tinh thần và sức khỏe mà còn giúp tạo ra hiệu suất làm việc cao hơn. Mỗi ngày bạn chỉ cần dành khoảng 10 phút để ngồi thiền, và làm như vậy liên tục trong vòng 1-2 tuần kế tiếp, bạn sẽ thấy tác dụng rõ rệt của nó.
4. Tập trung vào sự biết ơn
Hằng ngày chúng ta đối mặt với hàng tá những khó khăn thử thách, vô tình khiến chúng ta chỉ tập trung tìm kiếm xem cái gì, điều gì đang bị sai sót, thay vì điều gì tốt đang diễn ra. Bạn chỉ cần mỗi ngày viết ra giấy 3 điều khiến bạn cảm thấy biết ơn là đủ để chúng ta giữ được cái nhìn khách quan, sáng suốt trong cuộc sống hằng ngày.
5. Yêu bản thân
Một khi đã ý thức được những thời điểm xuất hiện tâm trạng tự phê bình, chúng ta cần luyện tập cách yêu chính bản thân mình. Điều này đồng nghĩa với việc thừa nhận và chấp nhận thực tế, không đòi hỏi cao xa, và đối xử với bản thân bằng sự cảm thông tương tự như khi đối xử với bạn bè, đối tác, người quen. Nhờ vậy chúng ta cũng không phải so sánh bản thân mình với một người nào khác nữa.
6. Tránh xa những suy nghĩ và niềm tin tiêu cực
Sử dụng mẫu câu ‘Tôi nhận thấy…’ ngay khi thấy có dấu hiệu của suy nghĩ tiêu cực sẽ giúp chúng ta tránh xa được những ý nghĩ đó. Đồng thời điều này giúp chúng ta nhìn nhận được bản chất thực sự của những suy nghĩ tiêu cực: chúng chỉ là tập hợp các ý kiến, chứ không phải sự thật.
7. Viết nhật ký
Viết nhật ký là một cách rất hiệu quả để đưa những suy nghĩ trong đầu ra mặt giấy. Việc viết ra giấy những băn khoăn lo lắng hằng ngày cũng tương tự như khi bạn đi trao đổi với những người bạn vậy. Thông qua việc viết nhật ký, chúng ta cũng có cơ hội để sắp xếp lại suy nghĩ của mình và thể hiện chúng ra một cách an toàn, riêng tư.
Bạn thân mến,
Theo Tiến sỹ Phật học Micheal Roach, mỗi sự việc xảy ra đều có nguồn gốc sâu xa và để thấu hiểu chúng cần phải nhìn lại những “hạt giống” mà chúng ta đang gieo mỗi ngày. Muốn được sự yên bình trong tâm trí, hạnh phúc trong cuộc sống con người cần phải rèn luyện và gieo những hạt giống an lành ngay hôm nay.