Hạnh phúc là điều mà con người sống không thể thiếu. Nhưng không ai đem hạnh phúc ban tặng cho bạn, mà hạnh phúc do bạn tự tạo dựng nên.
Bất luận bạn làm tổn thương ai thì xét về lâu về dài, đó đều là tự làm tổn thương đến mình. Có thể, hiện giờ bạn sẽ không cảm nhận thấy được nhưng nó nhất định sẽ chuyển động ngược lại và quẩn quanh bên bạn. Bởi lẽ đó, người ta vẫn thường nói rằng, bạn khiến người khác trải qua điều gì thì sau này bạn nhất định sẽ phải trải qua điều đó.
Bất luận bạn làm tổn thương ai thì xét về lâu về dài, đó đều là tự làm tổn thương đến mình.
Phật giáo truyền giảng về nhân quả không phải để hù doạ con người mà chính là có ý muốn nhắc nhở, bảo ban con người. Đây là chân lý, cho dù bạn có tin hay không thì nó vẫn cứ tồn tại không cách nào bị mất đi.
Kể bạn nghe câu chuyện ngắn về một ông lão nói với cháu trai: “Trong thân thể mỗi người đều có hai con sói, chúng luôn tàn sát lẫn nhau. Một con sói hiện thân cho sự căm phẫn, ghen ghét, kiêu căng, sợ hãi và sự sỉ nhục. Con còn lại là hiện thân cho sự ôn hoà, lương thiện, lòng biết ơn, niềm hy vọng, nụ cười và tình yêu”.
Cậu bé sốt ruột hỏi ông: “Ông nội! Con sói nào mạnh hơn ạ?”
Ông lão từ tốn đáp: “Con mà cháu nuôi nấng! Tâm của cháu hướng về phương nào thì chính là con đường tương lai của cháu!”.
Khi con người ta muốn tìm bình yên trong tâm hồn bằng cách tìm đến giáo lý nhà Phật không phải là để ký thác khi mất đi mà là để đối đãi đúng đắn với cuộc đời.
Con người khi ăn chỉ chuyên chọn những thứ mình yêu thích, ở cũng chọn chỗ mình yêu thích, kết giao bạn bè cũng chỉ chấp nhận những người mình ưa thích…
Vậy một khi gặp được điều mình không ưa thích sẽ không có cách nào tiếp nhận. Kỳ thực, ngoại cảnh không thể vĩnh viễn cho bạn sung sướng, hạnh phúc, chỉ có học được cách thích ứng được với cả điều mình không yêu thích thì mới vĩnh viễn có được niềm hạnh phúc!
Ngoại cảnh không thể vĩnh viễn cho bạn sung sướng, hạnh phúc, chỉ có học được cách thích ứng được với cả điều mình không yêu thích thì mới vĩnh viễn có được niềm hạnh phúc!
Sống trên đời, không tranh giành chính là từ bi, không tranh cãi chính là trí tuệ, không nghe thấy chính là thanh tịnh, không nhìn chính là tự tại, không tham lam chính là bố thí, đoạn tuyệt ác chính là làm việc thiện. Sửa đổi chính là sám hối, khiêm tốn, tha thứ chính là giải thoát, thấy đủ chính là buông bỏ, lợi người chính là lợi mình.
Rất nhiều khi chúng ta nhìn thấy sự hào nhoáng, phù hoa mà lại không nhìn thấy một “mạch nước ngầm” đang khởi động.
Có một ít người biểu hiện bề ngoài hạnh phúc là bởi vì họ đang che dấu nỗi khổ khó tả.
Có một ít người bên ngoài nở nụ cười nhưng trong lòng lại đang có âm thanh của nước mắt.
Có một ít người thường hay khoa trương nhưng kỳ thực trong tâm linh lại có nhiều hư không…
Bình luận của người khác thực sự không quá trọng yếu như vậy, hạnh phúc và vui vẻ của bản thân là không phải ở trong mắt của người khác mà là ở chính trong tâm mình. Ngườicó trí tuệ thường không sống "trong miệng" của người khác, cũng không sống "trong mắt" của người khác.
Mai Trà biên dịch - Vedepphatphap.vn
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự