Nhiệm vụ thứ Nhất: Ngăn cản các con gây
tội lỗi
Nhà
là trường học đầu tiên, cha mẹ là các thầy giáo đầu tiên. Trẻ con thường học
những bài học vỡ lòng tốt và xấu nơi cha mẹ. Các bậc cha mẹ thiếu thận trọng
trực tiếp hay gián tiếp tiêm nhiễm vào đầu các con cái những điều nói dối, gian
lận, bất lương vu oan, báo thù, không xấu hổ, không sợ hãi các tội lỗi, và các
hành động vô luân trong thời thơ ấu của chúng. Hãy nhớ đến thói quen bắt chước.
Cho nên cha mẹ phải làm gương, không nên tiêm nhiễm những tật xấu vào đầu óc
ngây thơ của con cái.
Nhiêm vụ thứ Hai: Thuyết phục trẻ làm
điều lành
Cha
mẹ là những thầy giáo ở nhà, và thầy giáo là cha mẹ ở trường. Cả hai cha mẹ lẫn
thầy giáo đều chịu trách nhiệm về tương lai và hạnh phúc của con cái. Chúng trở
nên người tốt hay xấu do cha mẹ và thầy giáo hun đúc. Chúng trở thành, hay sẽ
trở thành tốt xấu do người lớn trong tuổi dễ ấn tượng của chúng. Chúng bắt
chước làm y như người lớn trong tuổi thơ ngây của chúng.
Chúng
hấp thụ điều truyền đạt. Chúng theo dấu chân người lớn. chúng bị ảnh hưởng về
tư tưởng, lời nói và hành động của người lớn. Do vậy, nhiệm vụ của cha mẹ là
tạo bầu không khí thích hợp cả tại nhà lẫn trường học.
Giản
dị, vâng lời, hợp tác, đoàn kết hy sinh, chân thật, thẳng thắn, giúp đỡ tự tin,
bằng lòng, cử chỉ tốt, nhiệt thành mộ đạo, những đức hạnh khác phải được in sâu
vào tâm trí thanh xuân của chúng. Những hạt giống như vậy được đem trồng sẽ lớn
lên thành cây nhiều trái.
Nhiệm vụ thứ Ba: Cho con cái một nền
giáo dục tốt
Một
nền giáo dục đứng đắn là một di sản tốt nhất mà bậc cha mẹ để cho con cái. Một
kho tàng quý báu cũng không bằng. Giáo dục là phước báu tốt nhất mà cha mẹ để
cho con cái.
Giáo
dục phải được truyền dạy cho con cái ngay từ tuổi ấu thơ trong bầu không khí
đạo giáo bằng cách huấn luyện chúng duy trì kỷ luật cao thượng và tính tốt của
con người. Việc đó sẽ ảnh hưởng sâu xa đến đời sống của chúng.
Nhiệm vụ thứ Tư: Lo cho con cái thành
lập gia đình vói người xứng đáng
Hôn
nhân là một hành động trọng đại của một đời người; sự kết hôn không thể hủy bỏ
dễ dàng. Cho nên hôn nhân cần được xét kỹ từ mỗi khía cạnh, tất cả mọi góc độ
để hai họ vui lòng trước khi cưới. Việc cha mẹ quan tâm đến người hôn phối của
con cái rất quan trọng cho đời sống lứa đôi tương lai của chúng. Bậc cha mẹ
phải chấp nhận những lệ thường thời hiện đại như hẹn hò vân vân..., con cái
phải hiểu rõ ràng là cha mẹ có quyền giám sát hoạt động của chúng, biết bạn của
chúng là ai. Nhưng con cái cũng có quyền riêng tư và tự trọng.
Theo
tu dưỡng Phật Giáo, nhiệm vụ thay thế quyền lợi. Cả đôi bên không nên cứng rắn,
nhưng phải trân trọng, khôn ngoan để đi đến giải pháp thân hữu. Nếu không hai
bên sẽ nguyền rủa lẫn nhau và các hậu quả xấu khác sẽ xẩy đến. Hơn thế nữa, mối
bất hòa này sẽ ảnh hưởng đến đời con cháu. Trong hầu hết các trường hợp, những
ai ngược đãi người khác thì chính họ sẽ là nạn nhân của sự ngược đãi.
Nhiệm vụ cuối cùng: Là nên giao lại tài
sản cho con cái lúc thích hợp
Cha
mẹ không những chỉ thương yêu và săn sóc con cái khi còn sống trong sự nuôi
dưỡng, che chở của mình mà con phải lo liệu tương lai và hạnh phúc cho chúng.
Cha mẹ đã phải khó nhọc tạo nên của cải nhưng không nuối tiếc khi cho các con
cái thừa hưởng gia tài.
Cha
mẹ để lại của cái cho con cái không muốn chúng hoang phí nhưng muốn chúng dùng
của cải này để nâng cao mức sống. Trong tất cả các việc này, điểm chủ yếu là
tôn trọng lẫn nhau, và quan tâm đến hạnh phúc của cả cha mẹ lẫn con cái.
Nguồn tin: Thích Tâm Quang (dịch)
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự