“Mình công bố nhiều, nhưng ở nước ngoài”, Đặng Phương
Việt cho hay. “Ở Việt
Theo đạo Phật, Đặng Phương Việt thích nhất là được
nghiên cứu tranh thanka, đồ hình mandala (những tác phẩm mỹ thuật mang ý nghĩa
tâm linh của Phật giáo Tây
Đặng Phương Việt sinh trưởng trong gia đình ở phố cổ
Hà Nội, có truyền thống hội họa và mê hoa sen. Hồi còn học phổ thông, cứ đến
hè, Việt lại tập vẽ với tĩnh vật là hoa sen. Dần dần, tình yêu sen ngấm vào Việt.
Học ĐH Mỹ thuật, vẽ đủ thứ, nhưng anh vẫn không ngừng đề tài sen.
“Duyên lành là được gặp Thượng tọa Thích Minh Hiền.
Mình được khai sáng nhiều về thế giới của đạo. Nay mình không chỉ nhìn ao sen
phiến diện, mà thấy cuộc sống trong đó”, họa sĩ nói. Về việc chỉ vẽ sen trắng,
họa sĩ cho biết: “Tại duyên may. Mình muốn tả sự tinh khiết, trong trắng, cao
thượng…”.
Những đóa sen trắng của Đặng Phương Việt nổi bật trên
một biển màu sắc. Tưởng như anh đang tìm cách miêu tả cả tâm trạng, tinh thần của
hoa phát lộ ra xung quanh. “Mình ôm tất cả cuộc sống vào trong hoa sen đấy chứ.
Tại sao không pha cánh đồng lúa vàng, ráng chiều đỏ trên mặt hồ, màu nâu điểm
chút đỏ gạch của nông thôn Bắc Bộ hay sắc chàm vùng cao... vào hoa sen. Có thế
tranh mới nhiều âm hưởng cuộc sống, mới ra bản sắc Việt
Việt tiết lộ, từng vẽ sen khóc, sen tàn... nhưng chưa
có ý định công bố. “Tranh mình không đi theo chiều ngược lại, không đả kích,
không bêu xấu, mà có tính ước vọng cao, gần với cuộc sống tươi đẹp, trong sáng,
lành mạnh”.
Ngoài những bức sen triển lãm chung 4 lần với nhóm Mặc
Hương, Đặng Phương Việt chưa có ý định làm triển lãm riêng về sen. “Mình đang nghiên
cứu, vẫn muốn tìm tòi, phát triển nữa. Thế giới loài hoa mình vẫn thấy bao la”.
“Những lúc thế này có vẽ được mấy đâu, mình chỉ đi thưởng
hoa”, họa sĩ tâm sự. “Mỗi năm, mỗi tuổi, mình lại nhìn hoa sen, nhìn cuộc sống một
cách khác”. Vào mùa sen nở, có khi Việt ra ở cạnh đầm sen hàng tháng, ngủ chòi,
để tinh mơ còn kịp ngắm hoa. Có khi anh ngồi mấy tiếng liền chỉ ngắm một bông
sen nở dần dưới ánh mặt trời. Chỉ độ 7 giờ sáng là sen nở xong. Chiều chiều,
anh lại mang trà sen ra uống bên bờ hồ sen. “Lúc ấy, mình mới cảm thụ được thế
nào là sen”, Việt nói.
Mê sen, cũng mê luôn ẩm thực từ sen. “Mình rất tinh
trong việc này. Đó là truyền thống gia đình”, anh nói. “Chẳng hạn, trà sen phải
pha như thế nào, phải uống làm sao, thời điểm nào thì pha/uống. Quần áo phải như
thế nào, người phải ra làm sao, thì thưởng trà mới có giá trị. Trà sen đem vào
cuộc tiệc lớn lại không ổn”. Anh biết cách ướp trà sen, cách làm sen trần.
“Mọi người bảo sen sống trong bùn- không phải đâu! Sen
sống rất sạch. Ở đâu có nguồn nước sạch nhất, mới có sen”.
Nếu sen trở thành quốc hoa? Đặng Phương Việt: “Thì
tình yêu mình dành cho sen còn tăng lên nhiều. Đúng loại hoa mình yêu thích,
tâm huyết. Hoa sen cho mình rất nhiều về nghệ thuật, về cả đời và đạo. Câu chú
Án ba ni bát minh hồng của nhà Phật dịch nôm na là “Úm ba la những điều tinh
túy nhất trong hoa sen nở ra”. Trong mỗi con người là bông hoa sen. Chỉ có điều
người ta có gọi được cái tinh túy trong mình ra không”.
Nguồn tin: TP
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự