Bên cạnh Malala, LHQ hiện có các sứ giả là người nổi tiếng như diễn viên Leonardo DiCaprio là sứ giả về biến đổi khí hậu, C-harlize Theron phụ trách phòng ngừa HIV và xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ, hay Michael Douglas tập trung vào giải trừ vũ khí.
Người hùng tận tâm và khoan dung
Theo Tổng thư ký LHQ Guterres, nữ sứ giả trẻ tuổi người Pakistan không chỉ là người hùng mà còn là một cô gái tận tâm và khoan dung.
“Ngay cả khi đối mặt với hiểm nguy, Malala Yousafzai đã thể hiện sự kiên trì dành cho các quyền của phụ nữ, các bé gái và tất cả mọi người - Reuters dẫn lời nhà lãnh đạo LHQ - Hành động dũng cảm của cô ấy dành cho việc giáo dục các bé gái đã tiếp thêm năng lượng cho rất nhiều người trên toàn thế giới.
Và nay, trong vai trò sứ giả hòa bình trẻ tuổi nhất từ trước đến nay, Malala có thể làm được nhiều hơn để tạo ra một thế giới hòa bình và công bằng”.
Năm đó Malala 11 tuổi, nhưng cô đã sớm nhận ra rằng giáo dục là quyền của mọi đứa trẻ, đặc biệt là bé gái.
“Nếu chúng ta muốn phát triển, chúng ta phải giáo dục các bé gái. Và một khi chúng ta giáo dục các bé gái, chúng ta sẽ thay đổi cả cộng đồng, cả xã hội” - Malala kể lại trong buổi lễ ngày 10-4, nói rằng một trong những động lực chính giúp cô dấn thân vào con đường này chính là sự ủng hộ của cha và gia đình.
Năm 2012, câu chuyện Malala bị phiến quân Taliban bắn vào đầu khi đấu tranh cho quyền được đi học của các trẻ em gái gây sốc trên toàn thế giới. Sau khi bị bắn, Malala được đưa tới điều trị ở Birmingham (Anh) và may mắn sống sót.
Hai năm sau đó, cô gái 17 tuổi Malala và luật sư về quyền trẻ em Kailash Satyarthi người Ấn Độ cùng được trao giải Nobel hòa bình năm 2014. Cô là người trẻ tuổi nhất từng nhận được giải thưởng danh giá này.
Ủy ban Nobel của Na Uy nhấn mạnh việc trao giải Nobel hòa bình cho Malala Yousafzai và luật sư Kailash Satyarthi là vì cuộc đấu tranh của họ chống lại sự áp bức đối với phụ nữ và trẻ em, cũng như bảo vệ quyền giáo dục của trẻ em.
Malala cũng nhận nhiều giải thưởng sau đó, bao gồm Giải thưởng trẻ em thế giới tại Stockholm, Thụy Điển. Cô tuyên bố sẽ trao tặng toàn bộ số tiền thưởng này cho Cơ quan Cứu trợ và việc làm cho người tị nạn của LHQ (UNRWA).
Không có gì có thể ngăn được tôi
Malala dần trở nên nổi tiếng toàn cầu nhưng với cô, mục tiêu đấu tranh chống những kẻ cực đoan còn quan trọng hơn.
“Tôi nhận ra rằng những kẻ cực đoan đã tìm mọi cách để ngăn tôi, chúng cố giết tôi nhưng không thành công. Không có gì có thể ngăn được tôi. Và nay cuộc đời, cuộc đời thứ hai của tôi sẽ dành cho mục đích giáo dục” - Malala phát biểu trong buổi lễ ngày 10-4.
Malala hiện đang sống và đi học ở Anh cùng với gia đình. Trong năm nay, cô dự định sẽ theo học đại học các ngành triết học, kinh tế và chính trị.
Tờ Daily Times của Pakistan ngày 11-4 dành những lời động viên cho Malala. “Chúng tôi ủng hộ Malala, tán dương chiến dịch của cô ấy chống lại những kẻ khoanh tay nhìn những kẻ cực đoan nắm quyền” - tờ này viết.
Những nỗ lực của Malala đã khiến những kẻ chỉ trích cô làm xấu hình ảnh của Pakistan phải ngậm miệng. Trong khi đó những hàng xóm của Malala ở quê nhà Swat vô cùng tự hào. Nhà hoạt động nhân quyền và luật sư Mohammad Khan cho rằng Malala xứng đáng với danh dự này.
“Sự hi sinh của cô ấy cho cộng đồng là điều chưa từng thấy trong thế giới đương đại” - ông Khan nói.
Theo LHQ, có hơn 130 triệu trẻ em gái trên toàn cầu không được đến trường. Nhiều em phải kết hôn sớm hoặc phải làm việc hoặc ở nhà chăm sóc các em.
Trong ba năm qua, Malala là diễn giả truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên toàn thế giới. Cô điều hành Quỹ Malala cùng với gia đình nhằm thúc đẩy sự an toàn, giáo dục bình đẳng và miễn phí cho trẻ em gái trên toàn cầu.
Cô đã thăm gia đình các bé gái Chibok bị bắt cóc ở Nigeria, giúp đỡ những người tị nạn Syria, mở hai trường học ở Libăng và đầu tư cho giáo dục trẻ em gái ở quê nhà Pakistan.
Tác giả bài viết: Trần Phương
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự