Trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội hôm nay, tuổi trẻ Phật giáo đang có những đóng góp tích cực, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và phát triển Giáo hội, phát triển đất nước. Phật giáo không chỉ mang lại những giá trị tư tưởng đạo đức tôn giáo mà còn góp phần rất tích cực vào việc nâng cao dân trí, phát huy dân chủ, góp phần vào đấu tranh đối ngoại, ngoại giao nhân dân, phát triển nhân đạo, từ thiện xã hội, góp phần vào thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo, đề cao các giá trị đạo đức tốt đẹp của xã hội.
Sau 27 năm thành lập, GHPGVN đã có sự lớn mạnh vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Năm 1981, khi mới thành lập GHPGVN, có gần 20 ngàn tăng ni, 13 ngàn cơ sở thờ tự. Tới 2008, có gần 40 ngàn tăng ni, trên 14 ngàn cơ sở thờ tự. Tính riêng trong lĩnh vực đào tạo tăng tài, trước 1975, Phật giáo cả nước có 01 Đại học Vạn Hạnh và một số trường trung học Bồ Đề Phật giáo. Năm 2008, Phật giáo cả nước có 04 Học viện Phật học, 8 lớp cao đẳng, 32 trường trung cấp Phật học và hàng trăm lớp sơ cấp, hàng năm đào tạo trên 5 ngàn tăng ni sinh theo học. GHPGVN hiện chưa có đào tạo trên đại học trong nước. Trước 1975, cả nước có chưa tới 10 vị sư có bằng tiến sĩ, nay GHPGVN có trên 500 vị tăng ni đang học cao học, nghiên cứu sinh ở nước ngoài và hiện có trên 50 vị đã tốt nghiệp tiến sĩ về phục vụ cho hoạt động Phật sự trong nước, đa số trong đó là các vị tăng ni trẻ.
Cùng với đông đảo Tăng Ni cả nước, tuổi trẻ trong Phật giáo hôm nay đã rất tích cực tham gia vào các lĩnh vực Phật sự và đời sống xã hội, tỏ rõ sức trẻ đi đầu trong các phong trào thực hiện tư tưởng nhập thế của Phật giáo, gắn bó, nối kết giữa đạo và đời, thực hiện phương châm “Phục vụ chúng sinh là cúng dàng Chư Phật”.
Trong rất nhiều những tấm gương điển hình, nổi lên những hình ảnh tiêu biểu cho lớp trẻ Phật giáo hôm nay như: Đại đức Thanh Phong, Đại đức Minh Nhẫn… vừa học vừa làm, trong công tác từ thiện xã hội, không quản ngại khó khăn vất vả, đến các vùng sâu vùng xa giúp đỡ người nghèo khó, làm mọi việc giúp đời. Để xiển dương tư tưởng từ bi và giáo pháp của Đạo Phật tới đông đảo mọi người. Đại đức Đức Thiện, Đại đức Nhật Từ, Đại đức Quang Thạnh,… trong đào tạo, trong quan hệ quốc tế, luôn với tâm tưởng làm rạng danh Việt nam cùng các nước trên thế giới.
Trong lĩnh vực Hoằng pháp, hình ảnh của Đại đức Chiếu Tuệ, Đại đức Đức Trường, Đại Đức Thiện Minh,… không quản ngại khó khăn, hết lòng vì sự nghiệp hoằng dương Phật pháp, lợi lạc quần sinh của GHPGVN.
Cùng với Tăng Ni cả nước, các vị ni trẻ đã và đang tỏ rõ phẩm chất truyền thống của Phụ nữ, truyền thống của ni giới Việt nam, hình ảnh của ni cô Chúc Hiếu, ni cô Tâm Trí và bao ni cô khác, nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn sắc sảo, thông minh khi giao tiếp hướng dẫn khách nước ngoài tại Đại lễ Vesak 2008. Các sư cô cùng nhiều vị ni khác đã phải xa thầy, xa bạn ra nước ngoài tu học để học hỏi cái hay cái tốt của bạn, mang về Việt
Như Đức Phật xưa đã dạy, trong sự khởi đầu dù nhỏ nhoi nhưng có những điều đáng để quan tâm, lưu ý: con rắn con, đốm lửa nhỏ, Hoàng tử trẻ và nhà sư trẻ bởi:
Đốm lửa nhỏ, cháy thành biển lửa,
Con rắn con, lớn hóa đại xà.
Hoàng tử trẻ, thành quân vương đại đế.
Sư trẻ bây giờ, đắc đạo không xa.
Và nếu hiểu được giá trị của nhà sư đắc đạo, mới thấy hết ý nghĩa của việc khổ công hành trì tu học của các vị sư trẻ bây giờ, để trở thành người có ích cho xã hội mai sau, như một nhà sư đã dạy;
Xin hãy nhớ ta là nhà sư trẻ,
Trước mọi người ta bé tí thôi,
Phải luôn nhớ ta còn rất trẻ,
Một ngày mai khi giác ngộ rồi,
Cả thế giới trở thành nhỏ bé.
Trước cái vô cùng của giác ngộ mà thôi.
Năm 2008 đã qua, Phật giáo Việt
Tác giả bài viết: Hữu Tâm
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự