Vả lại, một người đã chết lâu rồi, đã tái sinh vào một kiếp sống khác thì việc cúng chay hay mặn có còn ý nghĩa gì nữa, sao họ mắc tội hay hưởng phước được? Nếu nói vì cúng mặn mà người chết mắc tội như vậy thì có trái với lý nhân quả không? Ai làm người nấy chịu, kẻ làm mặn thì chịu tội chứ sao người chết gì cũng bị vạ lây? Nếu vậy thì tôi ghét ai, cho dù họ suốt đời làm thiện thì khi họ chết tôi sát sinh trên danh nghĩa cúng cho người ấy thì họ sẽ bị đọa hay sao?
(PHẠM ÐĂNG, nhiendang88@gmail.com)
ÐÁP:
Bạn Phạm Ðăng thân mến!
Theo giáo lý đạo Phật, mục đích chính của việc cúng chay là tránh tạo tội giết hại cho người sống. Tội sát sinh hại vật rất nặng nề, nên người Phật tử tránh không giết hại. Những dịp giỗ quảy lễ tết tiệc tùng, người ta làm chay để phần nào giảm bớt nghiệp sát sinh.
Như vậy, vào ngày giỗ, “làm cỗ chay để người chết hưởng phước, làm cỗ mặn thì người chết mang tội” chỉ đúng một phần rất nhỏ trong tương quan cộng nghiệp. Người Phật tử chánh kiến nên xác định rằng: Làm cỗ-tiệc chay để người sống hưởng phước (nhờ không sát sinh), làm cỗ-tiệc mặn thì người sống mang tội (vì tạo ác nghiệp sát sinh).
Theo giáo lý Nhân quả-Nghiệp báo, khi ta chủ ý làm một việc gì đó (thiện hoặc ác) vì mình, chắc chắn ta sẽ gặt hái kết quả tương ứng (tốt hoặc xấu). Mặt khác, khi ta chủ ý làm một việc gì đó vì người, chắc chắn ta cũng sẽ gặt hái kết quả tương ứng, vì chính ta trực tiếp tạo nghiệp. Còn người khác (đối tượng mà ta làm nhân danh vì họ, như ta cúng giỗ cho người chết chẳng hạn) cũng có liên hệ một phần cộng nghiệp (tốt hoặc xấu) nhưng rất ít mà thôi.
Chúc bạn tinh tấn!
Nguồn tin: Giác Ngộ
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự