Điều này được thể hiện thông qua những thống kê và đánh giá mang tính tin cậy trên toàn cầu. Trong khi ở một số nước Phật giáo thịnh hành thì lại có quá nhiều ngang trái, khổ đau và bất công đối với rất nhiều người theo hoặc không theo đạo Phật. Tôi rất ray rứt về điều này. Tôi muốn hỏi, nếu quyết tâm tu học, hướng thiện và nguyện đời đời được gặp Phật pháp thì có thể tái sinh nơi cõi lành không?
(NGỌC XUÂN, xuan_pooh@yahoo.com)
ĐÁP: Bạn Ngọc Xuân thân mến!
Bạn đã tin giáo lý nhân quả của Phật giáo thì chúng tôi xin xác quyết rằng “nếu quyết tâm tu học, hướng thiện và nguyện đời đời được gặp Phật pháp thì có thể tái sinh nơi cõi lành”.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây chính là sự nhận thức có phần khập khiễng về giáo lý nhân quả của bạn. Việc bạn nhận thấy “những nước phát triển, nơi đạo Phật chưa phổ biến thì cuộc sống người dân lại vô cùng hạnh phúc” chỉ đúng một phần ở một số nước Âu-Mỹ. Nhưng bạn cần cập nhật thời sự quốc tế để thấy rõ hơn “những nước đạo Phật chưa phổ biến (hoặc chưa có mặt) thì cuộc sống người dân lại vô cùng khốn khổ” ở khá nhiều nước thuộc Bắc Á và châu Phi, chứ không phải chỉ “một số nước Phật giáo thịnh hành thì lại có quá nhiều ngang trái, khổ đau và bất công”.
Vì thế, bạn cần thận trọng với “những thống kê và đánh giá mang tính tin cậy trên toàn cầu”, vì đây là luận điệu của những nhà truyền giáo có nguồn gốc từ Âu-Mỹ, thường huênh hoang rằng nhờ tin theo các vị thần linh của xứ họ mà được hạnh phúc, giàu sang.
Nhân quả-Nghiệp báo, cộng nghiệp và biệt nghiệp liên quan đến hạnh phúc hay khổ đau của cá nhân và cộng đồng cùng với tôn giáo của họ là quá trình phức tạp, trùng điệp nhân duyên, khó luận giải rạch ròi. Nên không thể căn cứ vào một vài biểu hiện rồi quy kết thành vấn đề, nhằm tránh những ngộ nhận đáng tiếc.
Chúc bạn tinh tấn!
Nguồn tin: Giác Ngộ
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự