Trong Khế Kinh có nêu ra một thí dụ. Thí như có 3 con thú: thỏ, nai và voi đồng lội qua một con sông. Con thỏ nhỏ con lại có đôi chân ngắn, nên chỉ bơi lội 2 chân là đà trên mặt nước thôi. Con nai thì to con hơn và đôi chân lại dài hơn, nên 2 chân lội lưng chừng nước. Còn con voi thì thân thể to lớn vạm vỡ và có đôi chân bự lại dài hơn, nên đôi chân của nó lội đạp xuống tới đất.
Con thỏ là dụ cho hàng Thanh văn thừa. (Tiểu Thừa) Thanh Văn vì trí kém, tâm hẹp,
nên dụ như con thỏ vừa nhỏ con lại vừa có đôi chân ngắn chỉ bơi lội là đà trên
mặt nước. Con nai là dụ cho Duyên giác thừa. (Trung Thừa) Vì trí huệ của hàng
Duyên Giác cao rộng hơn Thanh Văn, nên dụ như con nai, vì con nai lớn con
và có đôi chân dài hơn con thỏ. Đến con voi là dụ cho Bồ tát thừa (Đại Thừa ).
Vì trí huệ nhận thức ở nơi các pháp của hàng Bồ Tát hơn hẳn hàng Nhị Thừa (Thanh Văn và Duyên Giác) nên dụ như con voi, vì hình thể của con voi vừa to lớn mập mạp lại có thêm đôi chân bự và dài, nên lội sâu hơn 2 con kia.
Qua thí dụ nầy chúng ta thấy, con sông thì chỉ có một, tức Phật Pháp chỉ có một,
mà thú thì có ba. Ba con thú là tiêu biểu, nói lên sự sai biệt của ba thừa.
Chính vì sự sai khác đó, nên trong Phật Giáo mới tạm chia ra có ba thừa. Kỳ thật
chỉ có một Thừa, tức Phật Thừa mà thôi, như trong Kinh Pháp Hoa đã nói rõ.
Tác giả bài viết: TK Phước Thái
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự