Vụ "Hà Thành đầu độc" diễn ra cách đây hơn một thế kỷ, vào ngày 27/6/1908 tại Hà Nội, do các sĩ phu yêu nước và nghĩa quân của Đề Thám phối hợp với binh lính yêu nước trong quân đội Pháp tiến hành, nhằm mưu tính cuộc bạo động, để đánh chiếm thành Hà Nội.
Kế hoạch của họ là sẽ bỏ thuốc độc vào thức ăn trong bữa tiệc chiêu đãi sĩ quan và binh lính Pháp, làm tê liệt sức đề kháng của địch, rồi nổi dậy chiếm cơ quan quân sự, cướp vũ khí. Bên ngoài, nghĩa quân Đề Thám ứng viện, sẽ đánh chiếm các công sở và các đầu mối giao thông, bưu điện, các đồn binh lẻ, tạo thành cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội. Nhưng cuộc đầu độc đã bị bại lộ. Hàng loạt nghĩa binh đã bị Pháp xử tử, bêu đầu ở các cửa ô Hà Nội.
Vụ bạo động được gọi tên là "Hà Thành đầu độc" đã được ghi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân Việt Nam, là nét mới của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX, khi nổ ra ngay tại trung tâm chính trị của cả nước với nhiều thành phần trong xã hội tham gia
Tổ chức lễ cầu siêu cho anh linh các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc khởi
nghĩa “Hà thành đầu độc” là hoạt động có ý nghĩa, nhằm tri ân những anh hùng,
binh lính, nghĩa sĩ đã có công với đất nước, từ đó giáo giục truyền thống yêu
nước chống giặc ngoại xâm cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Nguồn tin: ĐCSVN
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự