Thôn Cúc Kính nằm ở thành phố Thượng Nhiêu thuộc tỉnh Giang Tây là ngôi làng có hình dạng tròn hoàn hảo nhất tại Trung Quốc. Bao quanh thôn là một con sông nhỏ, bốn phía là núi cao, đứng ở sườn núi nhìn xuống sẽ thấy toàn bộ thôn trang là một hình tròn lớn rất đẹp mắt. Thôn Cúc Kính được thiết kế và xây dựng bởi thầy phong thủy nổi tiếng Hà Phổ vào đầu triều Tống. Ngôi làng có nhiều di tích văn hóa, trong đó có một tấm bảng ngang mang bút tích của Minh Tư Tông triều đại nhà Nguyên.
Ngôi làng đá Bảo Sơn. (Ảnh: Mafengwo)
Ngôi làng đá Bảo Sơn nằm ở lưu vực sông Kim Sa, thuộc thành phố Lệ Giang, tỉnh Vân Nam. Từ cái tên “ngôi làng đá” có thể thấy được sự kỳ lạ của thôn trang này, bởi nó được xây trên một phiến đá khổng lồ. Một bên thôn trang là dòng sông Kim Sa, ngoài ra 3 phía đều là vách núi, toàn bộ thôn chỉ có 2 cửa đá ở phía Bắc và phía Nam là có thể ra vào. Mặc dù thôn trang được xây dựng trên núi đá nhưng điều đó không ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân nơi đây, ngược lại họ còn lợi dụng địa hình cao để khai hoang ruộng đồng ở bên ngoài và tiến hành xây dựng công trình thủy lợi. Mỗi mùa thu hoạch, ruộng lúa ở đây biến thành một biển màu vàng óng ánh, trông rất đẹp.
Người dân thôn Hồng Đức phải làm đường cáp trượt để đi lại . (Ảnh: koauibao.qq)
Thôn Hồng Đức nằm ở huyện Thủy Thành thuộc tỉnh Quý Châu. Nếu như nói điều kỳ lạ của ngôi làng đá Bảo Sơn là được xây dựng trên một tảng đá lớn, vậy thì sự kỳ lạ của thôn Hồng Đức chính là do vị trí ngôi làng nằm trên vách núi. Thôn Hồng Đức được cho là một trong 10 thôn khó đi qua nhất, trong thôn có một khe núi lớn ngăn cản đường ra của mọi người. Chiều dài và chiều rộng của khe núi này lần lượt là 140m và 80m. Người dân ở đây vì muốn đi lại thuận tiện nên họ đã thiết kế một đường cáp trượt dài 100m, chủ yếu dùng để làm đường qua lại cho người dân khi xuống núi.
Thôn Hậu Đầu Loan. (Ảnh: Zstravel)
Thôn Hậu Đầu Loan nằm ở huyện Thặng Tứ tỉnh Chiết Giang, nơi đây từng là một làng chài giàu có bậc nhất, nhưng do giao thông không thuận lợi, cho nên người dân ở đây lần lượt chuyển nhà đi nơi khác. Về sau làng chài từng phát triển phồn vinh này biến thành một nơi hoang tàn vắng vẻ, không một bóng người. Hơn nữa thôn này còn trở thành một nghĩa địa nên người ta gọi nó là “thôn quỷ”. Mặc dù ‘thôn quỷ’ này rất hoang vu nhưng không hề đáng sợ, ngược lại còn rất đẹp. Những ngôi nhà trong thôn vì không có người ở nên cỏ cây mọc lên um tùm. Từ xa nhìn đến phảng phất giống như một vùng biển xanh biếc, lại thêm ở gần biển, màu xanh của biển hòa cùng ánh mặt trời khiến cho thôn trang này giống như một thế giới cổ tích.
Thôn Chiêm Lý nằm ở huyện Tung Giang tỉnh Qúy Châu, nổi tiếng là bởi tỉ lệ gia tăng dân số ở đây gần như bằng 0. Dân số gần nửa thế kỷ ở thôn Chiêm Lý luôn duy trì ở con số hơn 700 người, số lượng nhân khẩu gia tăng không vượt quá 10 người. Trong thôn có một quy định là không cho phép người dân trong thôn kết hôn với người ở ngoài thôn, mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh tối đa hai con, một khi làm trái quy định sẽ bị đuổi ra khỏi thôn. Hơn nữa còn quy định trong một năm chỉ có hai ngày cố định để tổ chức hôn lễ, còn lại những ngày khác tuyệt đối không được tổ chức.
Địa Khanh Viện. (Ảnh: Internet)
Địa Khanh Viện là di sản kiểu hang đá cổ xưa, nó được phân bố ở Hà Nam, Sơn Đông và Cam Túc, giống như ‘tứ hợp viện’ ở Bắc Kinh, nhưng lại nằm ở dưới mặt đất, cho nên người ta gọi là “tứ hợp viện dưới đất”. Địa Khanh Viện nằm dưới đất, không chỉ giúp mùa đông ấm áp và mùa hè mát mẻ, mà còn có công dụng chống động đất.
Đông Miêu Trại. (Ảnh: Travel)
Đông Miêu Trại ở huyện Tử Vân tỉnh Quý Châu chắc chắn là cộng đồng sinh sống nơi hang động cuối cùng còn sót lại ở châu Á, nói cách khác là người dân trong thôn này đến thời nay vẫn còn sống trong động. Hang động này sâu hơn 200m, rộng hơn 100m, chứa được hơn 70 người dân tộc Miêu. Mặc dù ở xã hội hiện đại nhà cao tầng mọc lên san san như rừng, nhưng những người dân ở Đông Miêu Trại lại không để mắt đến, họ cho rằng cuộc sống trong hang động, đông ấm hè mát, tuy nghèo khó nhưng họ vẫn rất hài lòng.
Thôn Thiên Lôi. (Ảnh minh họa: Pixabay)
Thôn Thiên Lôi nằm ở thành phố Khải Lý tỉnh Qúy Châu. Đúng như tên gọi của nó, thôn này thường xuyên có “Thần Sấm” đi qua. Gần 20 năm đã có mười mấy người dân bị sét đánh trúng, điều này khiến cho nhiều người tái mặt khi nhắc đến, nhiều người không dám đi tới thôn này.
Tuệ Tâm, theo Kuaibao
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự