Trong
lịch sử các triều đại vua chúa hàng nghìn năm qua của nhiều nước hiện còn bảo
tồn những di vật vô giá bằng ngọc Jade. Trong thế giới đương đại, các bà các cô
từ hàng quý phái cho đến bình dân đều rất đam mê những chuỗi ngọc, vòng ngọc,
nhẫn ngọc… nếu là ngọc màu xanh lý thì là tuyệt đỉnh.
Các nhà sưu tập rất tự hào về những bức phù điêu, những tượng phật, tượng các
con vật độc đáo như rồng, cóc, kỳ, hươu v.v…; kích thước càng lớn càng quý,
nhưng vẫn có màu xanh lý hấp dẫn và hiếm hoi. Người sành chơi việc lựa chọn vật
phẩm không phải chỉ vì màu sắc mà còn vì đẳng cấp của ngọc Jade, đương nhiên
màu sắc và độ trong vẫn là những tiêu chí ban đầu. Ngọc cẩm thạch còn có ý
nghĩa trong sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật hướng về nhu cầu tâm linh của
con người: tượng các vị thần linh, tượng phật, tượng các vị anh hùng dân
tộc…
Vậy ngọc Jade có những đẳng cấp nào được phân loại theo các tiêu chí khoa học
và độ quý hiếm, màu sắc ở những cấp độ khác nhau theo cảm quan của người sành
chơi.
Như vậy, bên cạnh các tiêu chí khoa học, quan trọng hơn vẫn là độ đam mê của
giới thượng lưu đối với họ ngọc Jade cũng thuộc hàng quý tộc trong vương quốc
đá quý mà thiên nhiên đã tạo dựng.
Các cuộc đấu giá quốc tế của các hãng lừng danh như Christie, Sothby’s v.v… là
nơi định hình các đẳng cấp ngọc Jade. Cũng cần nói thêm là đối với kim cương
việc phân biệt đẳng cấp của chúng đơn giản hơn nhiều, ngày nay người ta còn có
những thiết bị khoa học tinh vi và hiện đại góp phần phân cấp chính xác chất
lượng kim cương. Nhưng đối với ngọc Jade thì cặp mắt của những nhà sưu tập sành
chơi nhất lại là thiết bị tinh vi nhất!
Vậy khi nói một hàng trang sức bằng ngọc Jade thuộc đẳng cấp cao nhất thì diễn
đạt bằng cách nào đây? Bằng trị giá đô la mà người ta đã thắng cuộc trong một
trận đấu giá ư? Bằng tên chủ nhân của nó là một hoàng đế xứ Ba Tư hay một minh
tinh màn bạc nổi tiếng? Thật không phải điều dễ dàng gì. Có lẽ không thể sa đà
vào những lối đi không có đường thoát như vậy được.
Theo khoáng vật học, Ja-đê-it [ Na(Al,Fe3+)Si2O6 ] là thành phần chủ yếu của
ngọc Jade Miến Điện. Ja-đê-it là khoáng vật có một lý lịch cực kỳ hiếm có.
Thoạt đầu những dòng dung nham bazan tích đọng dưới đáy biển nằm cạnh một đường
nứt lớn của Trái đất phân chia đại dương và lục địa. Đáy đại dương bị hút chìm
theo đường nứt đó đến độ sâu trên 60km, đương nhiên ở đó không còn nước biển
nữa mà chỉ có những lớp bùn biển bị vùi lấp theo và cùng chịu áp lực rất cao
của khối lục địa nằm trên nên hoàn toàn bị biến chất. Khối đá bazan biến thành
ngọc màu xanh lý: ngọc Ja-đê-it.
Về sau toàn bộ các lớp đá biến chất lại trồi lên theo vận động của Trái đất tạo
nên dãy núi kéo dài. Ví dụ dãy núi kéo dài từ Myanma cho đến dãy núi Ural
(Nga). Dọc theo dãy núi cổ có thể tìm thấy ngọc Ja-đê-it. Với lý lịch kỳ bí đó,
ngọc Ja-đê-it rất khó tìm thấy, mà nếu tìm thấy thì cũng rất hiếm.
Myanma là một quốc gia được thiên nhiên ban phát những mỏ Ja-đê-it lớn nhất và
đẹp nhất mà cho đến nay chưa có quốc gia nào khác có được. Tuy vậy Myanma lại
không là chủ sở hữu của những tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới. Hiện nay, một
ngôi chùa ở thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) có hai tượng Phật bằng ngọc
Ja-đê-it Miến Điện thuộc loại lớn nhất thế giới hiện nay. Trong đó tượng Phật
ngồi cao 1,95m nặng 3 tấn. Tượng thứ hai là tượng Phật nằm. Trong lịch sử đấu
giá của hãng Christie đã có những vòng đeo tay bằng ngọc Ja-đê-it Miến Điện,
mỗi vòng giá bán được trên một triệu USD. Có lẽ những thông tin định lượng đó
đủ nói lên đẳng cấp bậc nhất của ngọc Ja-đê-it Miến Điện.
Tượng Phật bằng ja-đê-it ở Thượng Hải,
cao 1,95m nặng 3 tấn.
Thuộc đẳng cấp thứ hai là ngọc Nephrit [ Ca2(Mg,Fe2+)5[Si8O22](OH,F)2 không có
lý lịch quá phức tạp như vậy nên dễ tìm thấy hơn và không quý bằng.
Tượng Phật nặng gần 4 tấn được trình bày tại ngôi chùa ở Bắc Ninh vào đầu năm
vừa qua được tạc bằng nephrit có xuất xứ từ
Tượng Phật bằng nephrit trong chuyến
viễn du
“Vì Hòa bình” năm 2009 ở Bắc Ninh.
Năm 1982 tượng Phật nặng 260 tấn được lập kỷ lục Guiness thế giới tại thành phố
An Sơn (tỉnh Liễu Ninh - Trung Quốc) thuộc ngọc Jade đẳng cấp thứ ba: ngọc
secpentin. Ngọc secpentin có thể tìm thấy nhiều nơi ở Việt
Tượng Phật bằng secpentinit nặng 260 tấn
đặt tại chùa An Sơn Liễu Ninh - Trung
Quốc
Vào tháng 10 năm 2009, Công ty Thần Châu - Ngọc Việt của doanh nhân Đào Trọng
Cường đã nhập khẩu từ Myanma một khối ngọc Ja-đê-it nặng trên 35 tấn để tạc
tượng Phật. Hy vọng sau hai năm chế tác, ông Đào Trọng Cường sẽ là chủ nhân của
một tượng Phật trên 10 tấn, có thể ghi tên vào Guiness thế giới: tượng tạc từ
khối ngọc thuộc đẳng cấp cao nhất của dòng họ ngọc Jade.
Tổng biên tập báo VietNamNet Nguyễn Anh
Tuấn (trái) và doanh nhân Đào Trọng Cường bên cạnh khối ngọc Ja-đê-it Myanma
nặng trên 35 tấn.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự