Chùa
được khởi dựng từ cuối đời Lý, đầu đời Trần năm 1225, do vị hoàng thân nhà Lý
là hoàng thúc Lý Thầm (con vua Lý Cao Tông, chú của Lý Chiêu Hoàng) đến lập am
và tu.
Chùa Bảo Tháp có diện tích 5.788m2, có chùa trong, chùa ngoài, bố trí theo kiểu
“nội công, ngoại quốc”. Nhà tiền đường, nhà thượng điện là nơi thờ Phật với
nhiều tượng còn nguyên nét xưa, các lớp sơn cổ truyền vẫn bền đẹp. Tại chùa còn
giữ nguyên bản 11 đạo sắc phong. Ngọc phả chùa còn lưu giữ được nhiều vật quý
giá: bia đá khắc năm Quang Thái thứ nhất (1388) thời Trần Thuận Tông; mộc bản
khắc năm trùng tu chùa (1725), chiêng đồng đúc năm Gia Long thứ 12 (1813),
khánh đồng đúc năm Thiệu Trị thứ ba (1843). Chùa còn giữ được nhiều tượng phật
cổ quý giá, nhiều đồ thờ cúng bằng ngọc, ngà, bạc.
Hiện nay, chùa Bảo Tháp đang xuống cấp nặng nề và có nguy cơ sụp đổ. Trong nhà
Tam Bảo, các cột đã bị mục nát, rui mè gãy. Mỗi khi có mưa hầu như mái chùa bị
dột hết. Đại bái, nhà Tổ đã xiêu nghiêng phải chống đỡ bằng nhiều cột tre, hai
bên hành lang cũng bị hư hỏng nặng. Tam Quan chùa sắp đổ, không khi nào dám mở
cửa. Ngày rằm, người dân tới lễ bái đều lo sợ mái sập xuống không biết
lúc nào.
Chiều 19.10, trao đổi với phóng viên Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Thủy, Trưởng
phòng Văn hóa huyện Thanh Trì cho biết: Chùa Bảo Tháp đang xuống cấp đặc biệt
nghiêm trọng. UBND huyện từ năm 2008 đã có kế hoạch hỗ trợ 300 triệu đồng cho
việc tu sửa chùa nhưng do sự chậm trễ trong việc làm thủ tục của xã nên hiện
nay số tiền này vẫn chưa được giải ngân.
Bà
Lã Thị Bích Nhung, Phó chủ tịch UBND huyện Thanh Trì cho biết, vì chùa Bảo Tháp
là di tích lịch sử cấp quốc gia và lâu đời nên huyện đã có văn bản đề nghị UBND
TP Hà Nội và Bộ VH-TT-DL có kế hoạch trùng tu, tôn tạo tổng thể ngôi chùa
cổ này. Bà Nhung cho biết thêm, huyện đã chỉ đạo Ban quản lý di tích xã Tả
Thanh Oai, trong thời gian chờ trùng tu, tôn tạo phải lập kế hoạch chống sập
cho chùa Bảo Tháp, đảm bảo an toàn cho mọi người, tránh việc ngói rơi, cột đổ
khi người dân vào hành lễ.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự