Tại
các nước du lịch phát triển như Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc, du lịch Thiền (
Zen – tourism) những thiền viện lớn, phù hợp để hàng nghìn du khách có thể tọa
thiền viện Ha-ma-cai-a (Thái Lan) trở thành loại hình du lịch thu hút đông đảo
du khách. Các tua du lịch thường được chọn gồm lịch trình: tham quan các công
trình kiến trúc phật giáo, tìm hiểu và hòa mình vào cuộc sống thanh tịch của
giới tu hành; những hoạt động giải trí mang đậm chất thiền, thư giãn dầu óc như
: spa, cắm hoa I-kê-ba-ma, trà đạo.. du lịch spa, thiền, hay còn gọi với tên
gọi khác là “ du lịch tâm lý” ở Nhật Bản trở thành một điểm nhấn thu hút du khách
nước ngoài.
Nước
ta với bề dày 2000 năm phát triển của đạo phật , triết lý thiền hiện diện trong
sâu thẳm văn hóa và lối sống của người Việt. Cùng với một hệ thống thiền viện
độc đáo trải khắp các địa phương, Việt Nam có điều kiện phát triển loại hình du
lịch này, cả nước có khoảng 120 thiền viện , trong đó Trúc lâm Yên Tử ( Quảng
Ninh), Trúc Lâm Tây Thiên ( Vĩnh Phúc), Bích Động ( Ninh Bình), Từ Đàm, Thiên
Mụ ( Huế), Từ Ân, Giác Lâm, Giác Viên ( thành phố Hồ Chí Minh ) Chùa Bà Đá,
Chùa Trấn Quốc ( Hà Nội) … du lịch thiền hình thành và phát triển với việc xuất
hiện những tua tham quan chùa chiền, hành hương lễ hội, các quán cà phê thiền (
Zen- café), trà thiền ( Zen- tea), công viên thiền ( Zen-Park) hay các Zen Spa
trong một số thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…
Ngoài
thế mạnh du lịch biển được biết đến, Hải Phòng sở hữu hệ thống chùa đình, miếu với
giá trị văn hóa, kiến trúc lâu đời, là điều kiện thuận lợi nghỉ dưỡng kết hợp
với du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, các tua du lịch quen thuộc thường
xuyên được khai thác như : tuyến du lịch khảo đồng quê, du lịch nội thành, du
lịch cộng đồng đều gắn liền với những điểm đến đình, chùa, miếu như: chùa đình,
đền, miếu Bảo Hà, đình Nhân Mục…
Không
chỉ với những người trung niên hoặc cao tuổi du lịch tự túc đến các chùa đình
vãn cảnh, ngồi thiền nghe giảng đạo, thưởng thức cơm chay… cũng thu hút khá
nhiều du khách trẻ, loại hình du lịch tự phát này tiết kiệm chi phí và thực sự
bổ ích được tổ chức vào các tuần rằm, mồng một âm lịch hoặc kết hợp với các dịp
lễ hội của các đình chùa. Những chuyến đi như vậy chi phí không đáng kể
nhưng giải tỏa được sức ép công việc cuộc sống, đem lại những phút thư thái,
tĩnh tâm. Điều này cần thiết cho cả những người trẻ tuổi để lấy lại cân bằng
trong cuộc sống.
Nhiều
công ty lữ hành Hải Phòng từng có ý tưởng kết hợp với thành hội phật giáo, đưa
du khách tới những điểm mang tính thư giãn, gần gũi với thiên nhiên, đầu tư xây
dựng những chương trình du lịch tâm lý, du lịch thiền. Ngoài việc tham quan các
điểm du lịch như chùa chiền, vùng sông nước yên tĩnh, du khách được
chuyên gia tư vấn về các loại bệnh, sinh lý người cao tuổi, trao đổi các
vấn đề của cuộc sống, tập yoga.. Tuy nhiên, do lượng khách đến tham quan tại
Hải Phòng còn hạn chế, du lịch khách quốc tế chỉ chọn nội thành làm điểm trung
chuyển cho các tua du lịch biển Cát Bà, Đồ Sơn, Hạ Long, Ninh Bình… nên các
doanh nghiệp còn… “e dè” khi đưa hình thức du lịch này vào “ chào bán” để thu
hút khách.
Du
lịch thiền là loại hình du lịch của tương lai bởi sự thân thiện với môi trường
và mang lại cho du khách những giá trị tinh thần, sự thư giãn thanh tịch từ sâu
thẳm tiềm thức trong nhịp sống hối hả và ồn ã. Hải Phòng là nơi có tiềm năng
khai thác và phát triển loại hình du lịch này hướng vào mọi đối tượng du khách
trong và ngoài thành phố. Bằng cách xây dựng các tua du lịch giá rẻ, kết hợp
với việc nâng cấp những tua , tuyến sẵn như: du khảo đồng quê,.. tạo thành
nhiều điểm hấp dẫn, khai thác các giá trị văn hóa , kiến trúc của hệ thống đình
chùa, miếu, trong thành phố để phát triển du lịch thiền là hướng đi hứa hẹn tạo
diện mạo mới cho du lịch Hải Phòng.
Nguồn tin: Báo Hải Phòng
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự