Những nhà sư “thời @”

Thứ ba - 29/09/2009 10:31
Trước đây, mọi hoạt động của các nhà sư tu theo Phật giáo Tiểu Thừa hay Đại Thừa đều nhờ vào sự cúng dường của bá tánh thập phương.Vài năm trở lại đây, thực hiện phương châm “tốt đời đẹp đạo”, nhiều vị hoà thượng, thương toạ, đại đức và các chức sắc, chức việc...

Ở các tỉnh miền Tây Nam bộ đã và đang bắt đầu hoà nhập vào cộng đồng, bằng nội lực của chính mình tạo nên tác động hữu ích cho xã hội trong đó Trà Vinh là tỉnh đang có nhiều việc làm năng động...

Tiếp chúng tôi tại chùa, trong những ngày đầu năm học mới, Thượng toạ  Thích Trí Minh, trụ trì chùa Phước Tường, phái Đại thừa (Bắc tông) xã Phong Phú, huyện Cầu Kè, cho biết: “Hơn 8 năm qua, bản thân thầy đã tặng 250 cặp da, 43.600 quyển tập, 5.000 cây viết, 280 bộ sách giáo khoa và 5 chiếc xe đạp cho học sinh nghèo, hiếu học trị giá 120 triệu đồng. Mỗi năm chùa Phước Tường cấp 15 suất học bổng, mỗi suất từ 500.000 ngàn đồng đến 1 triệu đồng, đồng thời nhận đỡ đầu cho 5 học sinh học hết cấp.”

Chùa Maram Candal có 15 thành viên trong Ban quản trị đều tham gia hoạt động Trung tâm học tập cộng đồng xã.Từ năm 2003 đến nay,Chùa đã tổ chức 11 lớp triển khai tuyên truyền các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chủ trương, chính sách, pháp luật Nhà nước với gần 500 lượt người dự, trong đó hơn 50% là bà con Khmer.

Bên cạnh đó, chùa cũng phối hợp với phòng nông nghiệp huyện Cầu Kè mở 26 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 1.090 lượt nông dân, trong đó có 636 người Khmer.

Anh Kim Thai, tổ trưởng tổ hợp tác sản xuất ấp Trà Kháo thông tin thêm: “ 2 năm qua, nhờ chùa Candal, mà nòng cốt là sư cả Thạch Thảo đã năng động liên kết với thạc sĩ Tùng Khoa Nông nghiệp-Trường Đại học Trà Vinh, thường xuyên đến tư vấn hỗ trợ và chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng màu.”Mỗi tháng, chúng tôi gồm 13 hộ thành viên góp tiền xăng cho thầy Tùng, cứ mỗi đầu công chi hỗ trợ thầy Tùng 100.000 đồng, gọi là “có qua có lại...”

Hôm sư cả Thạch Thảo hướng dẫn chúng tôi ra đồng, nhà sư mặc áo cà sa chân lội ruộng, thao thao bất tuyệt “chỉ đạo” lên liếp trồng dưa leo theo kỹ thuật mới. Thầy khoe, chùa Candal đã động viên tín đồ và bà con nông dân bỏ lúa, chuyển sang trồng màu, mà đặc biệt là dưa leo để cùng với chính quyền  sở tại chuyển đổi cây trồng, vật nuôi.

Theo lời Sư Thạch Thảo, Công ty TNHH Thương mại Xanh Trobica ở Tp Hồ Chí Minh đã xuống địa phương ký hợp đồng cung cấp hạt giống dưa leo, rau màu, đồng thời bao tiêu sản phẩm. Mỗi tuần công ty đưa kỹ sư xuống cùng nông dân ra đồng hướng dẫn kỹ thuật canh tác và cùng chăm sóc rau màu.Mỗi công, nông dân được đầu tư 1 triệu đồng, đồng thời cung ứng giống và thu mua trực tiếp với nông dân sau thu hoạch với giá từ bằng đến cao hơn thị trường tự do.

Lấy bài học kinh nghiệm từ hơn 8.000m2 đất trồng màu của chùa Candal , cứ 2 vụ dưa leo, xen kẻ bí và khổ qua luân canh, mỗi năm thu lợi trên 20 triệu đồng, gấp 3-5lần trồng lúa.

Sư Thạch Thảo muốn đem thành tích ứng dụng công tác khuyến nông của nhà chùa để phổ biến và nhân rộng  trong  ấp Trà Kháo.“Làm như vậy mới ăn chắc và “đánh đâu thắng đó”, dân mình không sợ bị ép giá!Hiện cả xã này yên tâm trồng dưa leo mà chẳng sợ bị thua lỗ.Đạo và đời phải hoà nhập cộng đồng...”- vị sư cả chùa Candal nói.

Nguồn tin: baodaidoanket.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây