Một
lần đi khấn phật, viếng chùa Quán Thế Âm, chúng tôi vô tình được ngắm nhìn
tượng Bồ Đề Đạt Ma Sư tổ để ở một góc tĩnh lặng của chùa. Quá ấn tượng, chúng
tôi ngắm nhìn mãi không thôi. Từng đường nét, góc cạnh nhất là “phần hồn” tựa
như đúc hình tượng Bồ Đề Đạt Ma Sư tổ - mà tôi được biết, xem qua sách báo,
tranh ảnh. Vì không muốn phô trương, mãi hồi lâu thuyết phục Đại đức Thích Huệ
Tánh mới bật mí và cho phép đăng báo những hình ảnh, chi tiết liên quan đến bức
tượng thú vị này.
Theo
Đại đức Thích Huệ Tánh, vào ngày 5-1 Âm lịch năm Mậu Tý 2008, thầy cùng các
phật tử du xuân lên núi Hòa Nhơn (Hòa Vang - Đà Nẵng) vãn cảnh, tĩnh tâm và
muốn tìm kiếm một gốc cây để về tạc tượng, tạo dáng cho cây để thỏa chí đam mê
vừa làm kỷ niệm cho chuyến hành trình. Đúng ý nguyện cầu, giữa các ngọn núi có
một hồ nước rộng thênh thang, cạnh mép hồ, thầy như không tin vào mắt mình khi
thấy một bộ rễ cây cốc núi (ai đó chặt thân cây đã lâu lắm rồi) khoảng 200 năm
có lẻ “tọa lạc” cheo leo thử thách đố với thời gian. Mê quá, vui quá, thầy nghĩ
chắc bộ rễ này về tạo dáng sẽ rất đẹp đây. Thế là thầy cùng hơn 10 phật tử cùng
“hò zô ta” đào bới gần cả ngày trời mới đưa được về chùa, nặng hàng trăm kg với
chiều rộng chừng 2m2, cao chừng thước (mét) rưỡi.
Như
một sức hút vô hình, tuy cả ngày quần quật đào bới, đưa thân cây về đã rũ rượi
nhưng ngay tối hôm đó, sau khi niệm phật, tụng kinh, thầy đã lao ngay vào đục
khoét, cắt tỉa, tạo dáng... Lúc đầu, thầy muốn tạo một dáng cây cho thật đẹp
theo “trường phái” tự nhiên, có sẵn nhưng càng tạo lại càng ra dáng hình - một
thế ngồi tĩnh tại, thư thái Bồ Đề Đạt Ma Sư tổ mà mình không hay biết. Từ hai
vai, trái khế đến phần bụng, phần chân, gậy rồng... y như thật. “Đây là một tác
phẩm hoàn toàn tự nhiên”, Đại đức Thích Huệ Tánh hào hứng, cho biết thêm: Bức
tượng này nhìn vào ta có thể thấy ngài Bồ Đề Đạt Ma Sư tổ đang “cữu nhân diện bích”
(chín năm ngồi xoay mặt vào vách đá để tu luyện). Mất gần một tuần tạo dáng,
“tỉa tót”, bộ rễ cây cốc núi vô hình đã “biến” thành một hình tượng ngài Bồ Đề
Đạt Ma Sư tổ đầy vẻ thư thái, tĩnh tại nhưng hết sức uy nghiêm, từ bi hỉ xả.
“Hình tượng của ngài in hằn trong trái tim, trong tâm khảm nên tôi đã dồn hết
tâm trí để khắc họa từng nét cắt, tỉa, gọt... mới ra như thế này”, Đại đức
Thích Huệ Tánh vừa vân vê bức tượng, nói đầy thành kính.
Sau
khi “ra mắt”, tiếng lành đồn xa, bức tượng ngài Bồ Đề Đạt Ma Sư tổ bằng rễ cây
được nhiều tăng ni phật tử thập phương biết đến. Ai cũng muốn thưởng lãm bức
tượng và muốn được diện kiến với chủ nhân - Đại đức Thích Huệ Tánh.
Vừa
qua, tại triển lãm Văn hóa Phật giáo được tổ chức ở Thừa Thiên - Huế, Ban tổ
chức có mời Đại đức Thích Huệ Tánh cùng bức tượng độc nhất vô nhị Bồ Đề Đạt Ma
Sư tổ tham dự để tăng ni phật tử, khách thập phương chiêm bái. Sau khi thưởng
lãm, không ai không khỏi bất ngờ trước sự “lạ kỳ” có một không hai về hình
tượng rễ cây cốc núi tự nhiên lại tạo nên một tác phẩm độc đáo đến như vậy.
Được
biết, gần đây rất nhiều Việt kiều, du khách, phật tử trong ngoài nước ngỏ ý
muốn “thỉnh” về với giá rất cao mà thầy Tánh đều “nói không”. Theo thầy, dù giá
trị vật chất đến bao nhiêu đi nữa thì không thể đổi lấy một bức tượng - với
thầy - hết sức ý nghĩa. Điều nữa, thầy muốn được nhiều, rất nhiều du khách,
tăng ni phật tử đến chùa Quán Thế Âm có cơ hội thưởng lãm bức tượng và để hình
ảnh Bồ Đề Đạt Ma Sư tổ đẹp hơn, ấn tượng hơn trong lòng người mộ đạo, kính ngài.
Đại
đức Thích Huệ Tánh cho rằng, ngày ngày, thầy dành thời gian để ngồi cùng
“thiền”, tâm sự với ngài Bồ Đề Đạt Ma Sư tổ qua tác phẩm nghệ thuật mà mình
sáng tạo càng thấy lòng thanh tịnh, di lặc.
Đại
đức Thích Huệ Tánh sinh năm 1957, quê Cam Lộ - Quảng Trị. Thầy tu hành từ nhỏ,
trước giải phóng học và tu hành ở Nha Trang. Sau năm 1975, thầy về Đà Nẵng để
nối dài kiếp tu hành. Niềm đam mê của thầy là nghệ thuật, sáng tạo, sưu tầm...
từ cổ chí kim.
Nguồn tin: Báo Bình Dương
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự