Tương truyền việc siêu độ cô hồn phát
xuất từ đời nhà Đường - Trung Quốc khi ngài Huyền Trang trở về sau chuyến Tây Du,
lập đàn siêu độ cho tứ sinh đang luân hồi trong lục đạo. Qua đời Tống, ngài Bất
Khinh Tam Tạng chuyên tu Mật Giáo ở Mông Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, quán biết các cô
hồn đang vất vưởng, nên có tên gọi là đàn lễ Mông Sơn thí thực .
Tương
truyền tại Việt Nam, Khoa cúng Phật được tổ Huyền Quang (Tam tổ Trúc Lâm) đặt
ra nhằm thu hút Phật tử, nên Ngài đã tận dụng tối đa những tinh hoa của nghệ
thuật Tuồng và Chèo cũng như các làn điệu dân ca để tạo cho Khoa cúng một màu
sắc nghệ thuật hấp dẫn nhất. Đàn lễ Mông Sơn thí thực cũng thể hiện sự hòa
nhập, pha trộn tín ngưỡng giữa Phật giáo và Đạo giáo cùng tín ngưỡng dân gian
Việt Nam, đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Theo
nhà nghiên cứu âm nhạc cổ truyền Bùi Trọng Hiền thì Lễ Mông Sơn thí thực còn hấp
dẫn bởi âm nhạc với “Dàn nhạc lễ được sắp đặt theo một sơ đồ nghệ thuật có tính
chuyên nghiệp khá cao, một người cầm chuông gõ mõ đóng vai trò giữ nhịp như
nhạc trưởng, các thành viên còn lại chia làm 2 thành phần đối xứng, hát xướng
quăng bắt đầy tính phức hợp. Điều đặc biệt, các thành viên vừa hát xướng tụng
tán lại vừa phải đảm nhiệm các nhạc cụ hỗ trợ, đó là năng lực không dễ gì rèn
luyện”.
Đáng
chú ý nhất trong đàn lễ Mông Sơn thí thực chính là màn phá ngục, đó thực sự là
trò diễn dân gian với tính biểu tượng tôn giáo rất giá trị có sự kết hợp của
diễn xướng dân gian, bí pháp và đạo pháp và sự huyền vi của Phật pháp.
Nguồn tin: vietnamnet
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự