Một vòng quanh ngôi chùa giúp cai nghiện ở Thái Lan

Thứ bảy - 29/08/2009 07:05
Cậu bé Wanchai Nuantasiri 15 tuổi chỉ là một trong hàng chục người nghiện ngập khác đang quỳ gối theo hàng đang ói mữa rất nhiều ra xô . Các nhà sư trong y áo màu nâu đen đang đứng phía sau những người bị nghiện, vuốt lưng và động viên họ trong khi những người bên ngoài đang nhảy múa, vỗ tay cổ vũ theo nhịp trống. Khung cảnh kỳ lạ này diễn ra giữa các tương Phật bằng vàng và những ngọn núi đá ở trung tâm của Thái Lan là các hoạt động hằng ngày diễn ra tại chùa Thamkrabok ở Saraburi từ năm 1959 khi các nhà sư bắt đầu giúp những người bị nghiện ngập á phiện. ...
Đã 59 năm trôi qua, số lượng người nghiện ngập thuốc và rượu ở Thái Lan và trên thế giới đã đến đây cai nghiện sau khi sử dụng các phương pháp chữa trị khác không thành công. Nhạc sĩ người Anh, Pete Doherty đã giúp phát triển ngôi chùa sau khi ông là bệnh nhân ở đây vào năm 2004 dù thực tế ông không thể theo đuổi nổi chương trình cai nghiện và đã bỏ cuộc ba ngày sau đó.

Wanchai cho biết ông đã đi khoảng 140km từ Bangkokđến tu viện Thamkrabo để cai nghiện á phiện và thuốc lắc. "Tôi muốn cai nghiện thuốc. Thật là không hề dễ dàng gì để ói mữa và tôi cảm thấy rất tồi tệ khi bị bệnh."

Việc ép buộc phải ói mữa trong năm ngày đầu tiên của chương trình được kích thích bởi những loại thảo dược bí truyền chỉ có thầy trụ trì và dược sĩ chính của chùa biết đến.

Việc ói mữa nhằm lấy đi những chất độc hại trong cơ thể để giảm những phản ứng khi thiếu thuốc nhưng đó chỉ là một phần của quá trình chữa bệnh.

Sau khi cơ thể được làm sạch, các bệnh nhân được dạy cách sử dụng những phương pháp tâm linh để cố gắng chữa trị việc nghiện ngập của mình."Chúng tôi phải hỏi từng bệnh nhân đến đây có muốn dừng hẳn việc dùng thuốc không. Nếu anh ta trả lời là muốn thì chúng tôi muốn anh ta thệ nguyện cả đời không dùng." Thầy trụ trìAjahn Boonsong Tanajaro cho biết. 

Bằng cách thệ nguyện, những người bị nguyện phải chấp hành việc không dùng thuốc sau này. "Việc thệ nguyện sẽ theo họ suốt 15 ngày ở cùng với chúng tôi. Việc này cũng sẽ giúp họ hàn gắng với thế giới bên ngoài. Khi họ muốn dùng thuốc trở lại, họ sẽ nhớ đến lời thệ nguyện này như một loại thuốc ngăn cản việc dùng thuốc của họ."

Rất nhiều những phương pháp y dược có thể nghi ngờ việc chữa trị tại chùa nhưng các bệnh nhân ở Thamkrabok biết ơn chùa không phải ngoài việc chữa trị miễn phí mà còn cung cấp các giải pháp trị liệu tâm linh.

"Chùa giúp chữa trị cho bạn về tâm linh. Họ cho bạn một niềm tin vững chắc cũng như khả năng đi ra bên ngoài có thể chống lại việc dùng thuốc." Nicky Anderson, 57 tuổi cho biết.

Ngoài việc thệ nguyện, các bệnh nhân còn được khuyến khích dùng thảo dược để tắm và thiền mỗi ngày. Các lớp thiền tập do một trong các nhà sư, từng là một thương gia người Pháp và nghiện rượu tên là PhraErik điều hành .  

Thầy cho biết thầy tìm đến chùa Thamkrabok để cai nghiện vì đó là "cơ hội cuối cùng." Một thời gian ngắn sau khi chữa trị, thầy đã thọ giới tỳ kheo và không bao giờ uống rượu nữa.

"Tôi cố gắng liên lạc với các bệnh nhân khi họ về nhà và tôi có thể thấy được kết quả như ý. Hiển nhiên, việc cai nghiện không thể thành công 100% những tôi nghĩ kêt quả ở đây hơn ở các trung tâm của các nước phương Tây.”

Phra Silatechoh, một nhà sư khác từ Đông Hà Lan và là một người từng nghiện ngập heroin, thuốc lắc cho biết thời khóa của các bệnh nhân còn bao gồm việc dậy lúc 4:30 sáng để quét sân nhưng họ có rất nhiều thời gian thảnh thơi. "Nếu ban cứ tiếp tục nghiện ngập, bạn sẽ không có thời gian nghĩ về cuộc sống của mình , nơi bạn sẽ đi đâu, bạn sẽ làm gì. Bạn sẽ giống như con gián vậy."

Năm 2006, có 427 bệnh nhân đến đây và số lương đã tăng lên 580 đến 653 trong hai năm tiếp theo. Chỉ mới nữa năm 2009, số lượng đã xấp xỉ 482 bệnh nhân.

Vào tháng 10, những thông điệp về tu viện sẽ được truyền tải khi một cựu nhà sư của chùa ở Anh Quốc, Vince Cullen, sẽ nói về chùa tại hội nghị Phật giáo tại Los Angeles. Hệ thống Phật giáo giúp ủng hộ việc sử dụng những lời dạy của Đức Phật để giúp đỡ những người bị đau khổ, nghiện ngập và Cullen muốn nâng cao nhận biết rằng "có một phương pháp chữa trị tại chùa Thamkrabok”.

"Đây không chỉ là một cách tiếp cận với phương Tây và hiển nhiên không phải nhằm thay thế tất cả các loại thuốc."

Gerard Slevin, một người từng nghiện heroin, 41 tuổi cho biết phương pháp chữa trị tại chùa tốt hơn những cách mà anh đã thử ở Ireland dù nó vô cùng khó khăn.

"Đây là nơi cuối cùng. Có nghĩa là tôi có thể thành công hay chết ở đây, bạn hiểu tôi nói gì không? Tôi quý trọng cuộc sống hơn bao giờ hết và tôi không muốn chết . Do đó, tôi muốn cai nghiện ngay thời điểm tốt nhất trong lúc này."

Nguồn tin: AFP

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây