Cho nên trong suốt tháng 7 âm lịch này, trên đường phố, ở đâu cũng thấy bày mâm
lễ cúng cô hồn. Nhà khá giả thì mâm lễ thịnh soạn, người khó khăn thì vài ba
bịch bánh kẹo, khúc mía, trái ổi vài đồng xu lẻ bày biện lên cúng mong cho cô
hồn đừng phá quấy để làm ăn. Nhưng ngoài ý nghĩa trên, bên cạnh việc cúng cô
hồn còn bao nhiêu là hệ lụy.
Giật đồ cúng cô hồn bán kiếm tiền xài
Từ rằm tháng 7 âm lịch, nhóm T. "quậy" (17 tuổi, quận 4, TP HCM) gồm
5 thành viên mỗi ngày thu vào không dưới 1 triệu đồng. Hỏi ra mới biết, cả nhóm
T. “quậy" thức dậy từ 6h sáng lên 3 xe gắn máy rảo khắp các con hẻm. Để ý
nhà nào đang lập đàn cúng cô hồn tươm tất, tiền cúng (là tiền thật) đặt trên
khay kha khá là lập tức nháy điện thoại về kêu "chiến hữu". Khi gia
chủ vừa thắp nhang chưa kịp tàn là lập tức cả đám lao vào “chôm” ngay khay tiền
và con gà cúng rinh đi trước.
Chỉ một buổi sáng theo nhóm của T. chúng tôi tròn mắt khi chiến lợi phẩm mà
nhóm T. thu hoạch được: 5 con gà cúng, gần 700 ngàn đồng và vô số bánh kẹo. Tôi
hỏi T.: "Gà mang về nhậu à?". T. “quậy” lắc đầu: "Đâu có! Bán
hết, mỗi con bán xa cạ được 50 ngàn đồng chia nhau".
Tất cả số gà giật được, T. đem ra bán cho một quán phở trên đường H.D. (quận 4)
sau khi kỳ nèo được giá gần 300 ngàn đồng. Dạo quanh các con hẻm ở quận 1, quận
7, 8, chúng tôi thấy hàng chục nhóm "cô hồn sống" khoảng 14-17 tuổi,
tay vác hai ba con gà cúng bọc trong túi nilon mặt hả hê... Đối phó với tình
trạng này, nhiều gia đình chuẩn bị cúng khóa chặt cửa ngoài, xong lễ mới mở cửa
"rước" cô hồn vào…
Nhiều công ty thường tổ chức làm phước cho người nghèo bằng cách mua gạo, nước
tương, mì gói… đóng vào bọc nilon phân phát cho người nghèo. Có gia đình liên
hệ với chính quyền nhờ phát phiếu nhận gạo cho bà con nghèo, có gia đình tự
phân phát phiếu trước khi chia từng phần để phân phát. Vì tự phát phiếu nên
cảnh hỗn loạn thường xuyên xảy ra trước cổng nhà các gia chủ. Người có nhu cầu
được phiếu xin gạo thì không có, người gia cảnh không đến nỗi thiếu thốn gì thì
trong tay có đến 5-6 phiếu cho gạo.
Trong nhóm mà chúng tôi gặp một người phụ nữ khoảng 40 tuổi tên N. (ngụ quận 4)
là người rất "chuyên nghiệp" trong chuyện lấy gạo bố thí. Buổi sáng
16/7 (âm lịch), thấy bà N. tại một quán nước nhỏ ở phường 16, quận 4 đặt 4 bịch
gạo và 4 chai nước tương xuống, bà N. kêu liền ly cà phê sữa đá. "4 bịch
này nữa là 7 bịch nha!"- vừa nâng ly cà phê sữa lên tu ừng ực, vừa móc
điếu Hero trong túi áo ra châm lửa, bà N. xẵng giọng với chủ quán - "Trừ
ly cà phê sữa 5 ngàn còn lại 165 ngàn nha! Đưa tiền đi tôi còn đi lấy phước
tiếp, còn 6 phiếu nữa!".
Thì ra, chủ nhà chỉ nhìn mặt rồi phân phát cho từng người, ai lấy rồi thì không
lấy nữa nên khi bà N. có phiếu trong tay, bà phát cho mỗi người quen một phiếu
nhờ "lấy dùm". Ngày hôm đó, bà N. đã thu hoạch gần 50kg gạo và hàng
chục chai nước tương, nghe nhiều người trong xóm kể, được bao nhiêu bà N. đi
đánh tứ xắc và chơi đề hết…
Hệ lụy của tục đốt vàng mã
Mặc dù mấy ngày nay TP Hồ Chí Minh trời liên tục đổ mưa lớn kéo dài dai dẳng cả
ngày nhưng trên các đường phố ở khu quận 5, quận 6… người ta vẫn vác hàng bao
giấy tiền vàng mã ra đường để đốt cho người dưới "suối vàng".
Tất cả sẽ thành tro bụi nhưng không biết người cõi âm có hưởng được hay không,
chỉ biết một món hàng bằng giấy như vậy nếu qui đổi ra thành tiền thì giúp đỡ
những người đang gặp khó khăn thì cũng đủ ấm lòng hàng trăm gia cảnh nghèo khó
trong mùa mưa bão này.
Nguồn tin: CAND Online
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự