Cách
thành phố Nam Định 16 km về phía Đông nam, chùa Cổ Lễ, tên chữ là Thần Quang
Tự, thuộc thị trấn Cổ Lễ, Trực Ninh, Nam Định. Theo sử sách truyền lại, năm
1109, thiền sư Nguyễn Minh Không, sau khi đi sang Tây Trúc học đạo trở về đã về
đây dựng chùa tu hành.
Những huyền thoại về thiền sư Nguyễn Minh Không còn lưu truyền nhiều trong sử
sách cũng như chuyện kể dân gian. Đặc biệt nhất là câu chuyện Ngài một mình
sang triều đình nhà Tống xin đồng về đúc chuông và tượng phật. Thấy nhà sư
đi có một mình, vua quan nhà Tống coi thường bèn hạ chỉ cho vào kho lấy được
bao nhiêu thì lấy.
Nhân
thế, ngài liền giở tay nải ra lấy đồng bỏ vào. Đến khi mấy kho đồng đã sạch
nhẵn mà tay nải vẫn chưa đầy. Xong đâu đấy ngài dùng phép bay về nước. Số đồng
lấy được ngài đem đúc tượng phật lớn ở chùa Quỳnh Lâm, chuông Quy Điền, vạc
chùa Phổ Minh, và tháp Báơ Thiên. Sau người Tàu gọi đó là An Nam Tứ Đại Khí
(bốn vật quý của nước
Ngôi chùa Cổ Lễ ngày nay mới chỉ ngót trăm năm tuổi vì nó mới được xây dựng lại
vào năm 1920 do công lao của hoà thượng Phạm Quang Tuyên. Kiến trúc của chùa
thể hiện một nét dung hợp hai nền nghệ thuật kiến trúc Đông - Tây. Không theo
kiểu “nội công, ngoại quốc” như thường thấy ở các chùa; cũng không có đại điện
dài 7, 8 gian lợp ngói nam trầm mặc, mái chùa Cổ Lễ là mái vòm theo kiểu phương
Tây.
Ít thấy ngôi chùa nào ở Việt
Trong chùa thờ các tượng Phật, Bồ tát, la hán và cả thiền sư Nguyễn Minh Không.
Phía ngoài chùa là ba toà điện thờ Phật bà nghìn mắt nghìn tay ở giữa, bên
phải thờ mẫu, bên trái thờ Đức Thánh Trần và quan trạng Trần Triều. Phía sau
cùng của chùa là gác chuông và vườn tháp, nơi an táng các nhà sư trong chùa.
Gác chuông khá cao, gồm 3 tầng.
Tầng dưới treo một quả chuông đồng nặng 9 tấn mới đúc, tầng trên cùng treo quả
chuông nhỏ (300kg) đúc từ thời vua Cảnh Trị nhà Lê. Phía ngoài cổng chùa còn có
một cây tháp hình bát giác cao 32m dựng năm 1926. Giữa lòng cây tháp có một cột
trụ lớn làm giá đỡ để cuốn những bậc thang dẫn lên đỉnh tháp. Từ trên đỉnh
tháp, du khách có thể ngắm nhìn dòng Hồng Hà ngày đêm cuộn đỏ phù sa và những
cánh đồng, làng quê xanh mát quanh vùng.
Chùa
Cổ Lễ không chỉ có lịch sử lâu đời hay những huyền tích về Đức Thánh Khổng mà
nó còn đặc biệt ở những tăng ni phật tử trong chùa. Ngày 28/4/1947, chùa này đã
diễn ra một buổi lễ ít thấy trong các chùa. Không phải tụng kinh thường nhật,
không phải lễ cầu quốc thái dân an…mà là một buổi lễ để hoàn tục cho 27 vị tăng
ni, phật tử xung phong vào bộ đội cứu nước. Dù khoác trên mình áo cà sa nhưng những
nhà sư không bàng quan với việc nước việc đời.
Hằng năm, chùa mở hội vào tháng 9 âm lịch (từ 12 đến 17). Trong hội có tổ chức
nhiều trò chơi dân gian, đặc biệt nhất là thi bơi chải. Từ chiều 12, trai tráng
các thôn ra bơi thuyền chải quanh chùa để chầu thánh để từ 13 trở đi bắt đầu
cuộc thi. Du khách về chùa Cổ Lễ cũng rất tiện đường để đi thăm các thắng cảnh
khác như chùa Keo Thái Bình (cách Cổ Lễ 7 km), chùa Keo Hành Thiện và khu di
tích tưởng niệm đồng chí Trường Chinh ở làng Hành Thiện, Xuân Trường (cách
khoảng 10 km). Hoặc khi ngược trở lên có thể vào thăm khu di tích đền Trần,
chùa Phổ Minh ở ngoại thành Nam Định.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự