Nguyên mẫu của Đại Phật tượng là pho tượng A-di-đà làm bằng đá có từ thời Lý, đang được lưu giữ trong chùa Phật Tích ở chân núi. Để thực hiện Đại Phật tượng, 2.500 m3 đá đã được vận chuyển từ Thanh Hóa đến núi chùa Phật Tích, rồi đưa lên đỉnh núi bằng ròng rọc. Hàng trăm người thợ của làng đá Ninh Vân (Ninh Bình) đã mất 4 năm thi công trong điều kiện địa hình rất khó khăn.
Trên phương diện tâm linh, núi Phật Tích vốn được coi là một ngọn núi thiêng, núi Phật, là nơi đầu tiên phát tích Đạo Phật ở Việt Nam. Việc đặt Đại Phật tượng trên núi gắn với tâm nguyện thức dậy hào quang của Phật giáo trong lịch sử và vươn tới một tầm cao mới trong tương lai.
Về mặt du lịch, công trình Đại Phật tượng trên núi Phật Tích được coi là một “kỳ quan mới” trên quê hương của các vua Lý, thu hút đông đảo du khách gần xa đến chiêm ngưỡng vào những ngày nghỉ, dịp lễ, Tết.
Một số hình ảnh Đất Việt ghi nhận:
Đường lên Đại Phật tượng nằm dưới bóng mát của rừng thông xanh rì.
Công trình hiện ra trên đỉnh núi với toàn bộ dáng vẻ kỳ vĩ.
Dãy bậc thang dẫn lên chân tượng.
Nguyên mẫu của Đại Phật tượng là pho tượng A-di-đà làm bằng đá có từ thời Lý, đang được lưu giữ trong chùa Phật Tích ở chân núi.
Hàng trăm người thợ đã mất 4 năm thi công Đại Phật tượng trong điều kiện địa hình rất khó khăn.
Với quy mô đồ sộ và sự kỳ công trong quá trình thực hiện, Đại Phật tượng xứng đáng được coi là "kỳ quan mới" của tỉnh Bắc Ninh.
Từ chân tượng có thể nhìn toàn cảnh núi Phật Tích và một vùng rộng lớn của miền đất Phật Kinh Bắc.
Khung cảnh nên thơ với sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.
Đại Phật tượng nằm ở độ cao 108 m so với mặt nước biển. Đây là con số thiêng theo quan niệm của nhà Phật.
Núi Phật Tích được coi là một ngọn núi thiêng, núi Phật, là nơi đầu tiên phát tích Đạo Phật ở Việt Nam
Nguồn tin: Đất Việt
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự