Cựu Tổng thống Mỹ BILL CLINTON chuyển sang Phật giáo
Thứ sáu - 05/04/2013 15:25
Có thể ta chưa có vinh hạnh là tu sĩ chuyên nghiệp, nhưng trong trong cuộc sống chắc chúng ta có đôi lần nghĩ về sự kỳ bí của vũ trụ hữu hình và vô hình. Điều này thật là thú vị.
Những lúc gặp khó khăn trong cuộc sống, có thể ta lặng lẽ phấn đấu hay hối hả tìm cách để vượt qua. Có cái ta qua được, và có cái ta không thể qua được.
Tuy nhiên cuộc sống có những ngã rẽ mà ta không thể biết trước, dù lặng lẽ hay hối hả thì cuối cùng ta phải chấp nhận và phải nhẹ nhàng bước tới.
Không ít người cho rằng khi khó khăn người ta hay tìm đến Phật giáo để nương nhờ. Tuy nhiên không phải không có trường hợp người ta lại tìm đến Phật khi người ta quá sung sướng, theo nghĩa đã đạt được hầu hết những gì mà người ta mong đợi trước đó.
Phải chăng trường hợp thứ hai là do người ta bắt đầu ý thức được sự huyền bí của vô thường?
Cũng cần phân biệt giữa Phật giáo (Buddhism) và Phật học (Buddhistology). Việc trở thành một tu sĩ Phật giáo chuyên nghiệp thì còn phải tuỳ duyên; tuy nhiên, Phật học là một môn khoa học mà ai cũng có thể học tập.
Sự liên hệ giữa Phật học, Toán học, Vật lí, Hoá học và Sinh học thật là thú vị. Ý nghĩa sâu xa của những môn này, chứ không phải những kỹ năng tính toán thông thường, có thể góp phần lớn vào sự nhận thức của ta về vị trí hiện tại của ta và những gì xung quanh.
Một khi ta biết một cách tương đối rằng ta từ đâu, sẽ đi về đâu thì tự nhiên ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và thanh thản. Khi đó, ta sẽ dễ dàng tịnh tâm hơn cho những công việc mà ta đang làm, vì có thể ngay thời điểm ta được tái sinh thì đã quá muộn.
Hôm nay đọc được bài viết thật là thú vị: “Former US president Bill Clinton turns to Buddhism”. Không thể phủ định rằng ông Clinton đang ứng dụng Phật học vào đời sống của ông.
Đây là một ví dụ rất thú vị về việc sử dụng giá trị của Phật học vào cuộc sống. Xin giới thiệu chi tiết bài viết này, thay cho nhiều điều muốn viết
“Theo trang tin tức thebuddhism.net, trong một bài viết ngày 10.01.2013, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã thỉnh riêng một vị sư Phật giáo để dạy ông làm thế nào để thiền định đúng cách.
Ông Clinton đang học Thiền định và được cho biết là đã chuyển sang một chế độ ăn chay. Tất cả các thay đổi này rõ ràng đã bị ảnh hưởng bởi một nguy cơ về tim gần đây của ông, mà vào tháng 02.2004 khi ông được đưa vào Bệnh viện Columbia Presbyterian ở thành phố New York vì ông bị một số cơn đau ngực khủng khiếp.
Vào thời điểm đó, đã có hai dụng cụ thông mạch được đặt vào tim của ông và vài tháng sau đó, vào tháng 09, ông đã phải trải qua phẫu thuật tim “độ bốn”. Trong năm 2010, một động mạch của ông bị tắc và các bác sĩ phẫu thuật đã mở lại được trong một cuộc phẫu thuật tim lần thứ hai của ông trong vòng năm năm.
Dường như căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính yếu cho bệnh tim của ông. Ông nói rằng việc học Thiền giúp ông thư giãn. Ông di chuyển rất nhiều và công việc của ông thì rất căng thẳng. Ông cho biết là học Thiền để thư giãn và ông đang cảm thấy tốt hơn nhiều sau hai quyết định thay đổi cuộc sống của mình.
Ông cho biết ông cũng có một câu thần chú yêu thích mà ông thích tụng khi mọi thứ trong cuộc sống của ông trở nên hỗn độn, và điều đó thực sự giúp ông thư giãn và và đầu óc ông minh mẫn hơn.
Theo vài nguồn tin, ông từng ăn nhiều thức ăn nhanh, nhưng bây giờ ông ấy đã quyết định từ bỏ tất cả và thay thế nó với rất nhiều các loại trái cây và rau quả với thỉnh thoảng cá!
Đặc biệt ông nói rằng chúng ta cần thêm nhiều nhân viên chính phủ chuyển sang những cách sống lành mạnh và các phương pháp thiền trong Phật giáo để thư giãn và có thể quốc gia của chúng ta sẽ tốt hơn.
Như chúng ta đã biết, trong năm 2010 và 2011, thiền trong Phật giáo và chế độ ăn uống lành mạnh hơn đang bắt đầu để tạo ra một xu hướng cho tất cả mọi người. Càng có nhiều người đang nhận thấy những lợi ích đến từ một cuộc sống với Thiền thư giãn và ăn uống lành mạnh và thay đổi cuộc sống của họ.
Từ Tiger Woods cho đến Steve Jobs (A Di Đà Phật), giá trị của Phật giáo đang bắt đầu được được đánh giá cao. Sự thật là Thiền mang lại sự thư giãn và bình yên cũng như sức khỏe. Mọi người đều có thể học hỏi từ những thay đổi mà ông Clinton đã thực hiện, và tốt cho ông ấy.”
Thì ra là thế!
Tác giả bài viết: TS. Lê Văn Út