Dấu ấn kỷ niệm Phật đản tại Hoa Kỳ năm 2015

Thứ sáu - 29/05/2015 03:36
Buổi chiều ngày 14/05/2015 tại Tòa Bạch Ốc, các nhà lãnh đạo Phật giáo bao gồm Chư tôn đức Tăng già, các nhà nghiên cứu và giảng dạy Phật học, các nhà hoạt động Phật giáo thuộc đa dạng các truyền thống, từ Phật giáo châu Á đến châu Mỹ.
Hàng trăm nhà lãnh đạo từ các cộng đồng Phật giáo tham dự Hội nghị Phật giáo thế giới tại Đại học George, Washington Hoa Kỳ (14/05/2015).
 
Tiến sĩ Mohan Nirala đại diện Phật giáo Vihara, Washington, cho biết những điểm nổi bật của sự kiện như sau: “Mục đích đầu tiên của Hội nghị này, như phát biểu của Ông William Aiken, giám đốc Hoạt động Cộng đồng, gần 20 năm làm việc tại Tổ chức Sokka Gakai International (tại DC) với Tờ Lion’s Roar, Tổ chức Sokka Gakai International là sử dụng sức mạnh của Tòa Bạch Ốc để quy tụ những nhà lãnh đạo Phật giáo thế giới, nhằm khẳng định những cam kết về vai trò của Phật giáo đối với biến đổi khí hậu cũng như chia sẻ với cộng đồng những phương thức hành động hiệu quả tối ưu và lắng nghe đại diện của Chính phủ Hoa Kỳ, Tổng thống Mỹ Barack Obama trình bày quan điểm về các vấn đề này.
 
Hội nghị giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu và công bằng chủng tộc từ quan điểm Phật giáo. 
 
Các cam kết đã được ký kết Tuyên bố chung như sau: A. Tuyên bố của Phật giáo về vấn đề Biến đổi khí hậu. B. Tuyên bố của phật giáo về vấn đề Công bằng chủng tộc.
 
Sau đó, cử hành Đại lễ Mừng Phật đản sinh lần thứ 2639, Phật Lịch 2559, Dương lịch 2015 tại nam thính phòng của Toà Bạch Ốc, Hoa Kỳ.

Các quan chức Tòa Bạch Ốc đã đưa ra cuộc Họp báo về Biến đổi khí hậu, chất lượng Môi trường, Tôn giáo, xây dựng hòa bình và các sáng kiến cộng đồng dựa trên đức tin cho các nhà lãnh đạo Phật giáo thế giới tại nam thính phòng của Tòa Bạch Ốc vào ngày 14/05/2015”.
 
Tiến sĩ Mohan Nirala tóm tắt việc thu thập tư liệu về Tiến sĩ Bhim Rao Ambedkar và Phật giáo ở Ấn Độ. Ông cũng đưa ra một bài thuyết trình với đề tài: "Biến đổi khí hậu toàn cầu và dân số" . 
 
Hội nghị phát biểu tổng kết: Hội nghị này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của Phật giáo trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Với sự tụ hội của các lãnh đạo Phật giáo thế giới, cùng chia sẻ các mối quan ngại xã hội đã cho thấy người theo Phật giáo không phải “động thổ” những vùng đất mới mà là tiếp tục và duy trì sự quay về với đức Phật - Người đã du hóa vùng đông bắc Ấn Độ nhằm thiết lập và xây dựng đời sống con người từ sự dẫn bước soi đường của Chính pháp, trong ánh đạo vàng Từ bi Trí tuệ, từ giới vương tôn quý tộc cho đến người dân bình thường. Phật giáo không hướng đến việc áp đặt niềm tin tôn giáo lên giới chức lãnh đạo nhưng đi vào hướng tiếp cận rằng các chính sách lãnh đạo phải được xây dựng và thực hiện trên nền tảng của tình thương, lòng từ bi, công bằng xã hội, hòa bình và có trách nhiệm với môi sinh - vốn là giá trị cốt lõi nhất của Phật giáo và các giá trị tôn giáo chân chính trên thế giới.
 
Đưa các giá trị của Phật giáo vào đời sống là sự chung tay cùng các tổ chức có cùng chí hướng, sẽ giúp chia sẻ và hợp tác để hướng đến công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sống, giảm sức mạnh chưa chính nghĩa của quân đội và cao nhất là xây dựng một thế giới hòa bình. 
 
Thích Vân Phong 
(Theo Ambedkar International Center)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây