Từ đó
đến nay, anh đã đi khắp trong
Để “giải
mã” hiện tượng của anh Cảng, cần phải hiểu bí ẩn của giấc ngủ. Bí ẩn này hé mở khi
theo dõi sự khác nhau về thời gian ngủ giữa các loài động vật. Quy luật chung ở
đây là động vật càng lớn càng ít ngủ: một giống chuột tại Australia ngủ đến 18
giờ, trong khi voi chỉ cần 3-4 giờ một ngày; trong khi động vật gần nhau về mặt
tiến hóa lại ngủ hoàn toàn khác nhau.
Ở động vật máu nóng, cơ thể càng nhỏ thì
tốc độ chuyển hóa và thân nhiệt càng cao (do phần thể tích cơ thể trên một đơn
vị diện tích da lớn hơn). Chuyển hóa tạo năng lượng cho các hoạt động sống, nhưng
đồng thời cũng có thể làm tổn thương, thậm chí giết chết tế bào. Trừ tế bào thần
kinh, tế bào tổn thương sẽ được các tế bào mới thay thế.
Do đó tốc độ chuyển hóa thấp trong giấc ngủ là cơ hội để cơ thể sửa chữa các tổn thương của nơ-ron khi thức. Vì thế tốc độ chuyển hóa càng cao càng cần ngủ nhiều: em bé ngủ nhiều hơn thanh niên, người ít tuổi ngủ nhiều hơn người cao tuổi; và động vật càng nhỏ càng ngủ nhiều.
Tuy nhiên, ngoài giấc ngủ yên tĩnh thông thường, còn có giấc ngủ cử động mắt
nhanh (gọi tắt là REM - phát hiện của Kleitman và Aserinsky, ĐH
Một phát hiện năm 1973 cho thấy, các nơ-ron tạo ra chúng hoạt động mạnh mẽ khi thức, nhưng im lặng hoàn toàn trong giấc ngủ REM. Từ đó chức năng của giấc ngủ REM phát lộ: ngưng phóng thích chất truyền đạt thần kinh giúp các thụ thể của chúng được nghỉ ngơi và tái sinh khí hóa trong giấc ngủ REM, giúp hệ thụ thể hoạt động tốt hơn khi thức.
Như vậy giấc ngủ thông thường giúp sửa chữa các tổn thương của nơ-ron; còn giấc ngủ REM giúp các chất truyền đạt thần kinh được nghỉ ngơi. Vì thế thiếu ngủ sẽ làm não bị tổn thương và suy giảm khả năng hoạt động.
Bí ẩn về giấc ngủ chưa phải đã hết. Năm 1974, nhà thần kinh học Jouvet và đồng nghiệp tại Lyon phát hiện một thanh niên 27 tuổi mắc phải hội chứng Morvan, loại bệnh hiếm gặp đi kèm với rung cơ, đau, toát mồ hôi, sụt cân, ảo giác và mất ngủ theo chu kỳ. Người thanh niên không ngủ trong vài tháng mà không thấy mệt mỏi, buồn ngủ hay suy giảm trí nhớ. Tuy nhiên hầu như hàng ngày, lúc 21-23h, anh bị ảo giác (cả thị, thính, vị và xúc giác), đau và co mạch máu ở ngón tay và ngón chân trong khoảng 20-60 phút.
Ngủ mà... không biết
Giấc ngủ là tối quan trọng đối với bộ não, vậy kỷ lục không ngủ ở người là bao
lâu? Câu trả lời là 264 giờ hay 11 ngày đêm. Năm 1965, Randy Gardner, một học
sinh phổ thông 17 tuổi, đã lập kỷ lục đó trong một nghiên cứu khoa học. Ở một số
nghiên cứu khác, thời gian ghi nhận từ 8 tới 10 ngày đêm. Đúng như suy đoán, mọi
đối tượng đều suy giảm nghiêm trọng ở độ tập trung, động lực, cảm giác và các
hoạt động thần kinh cao cấp.
Tuy nhiên chúng hồi phục hoàn toàn chỉ sau vài đêm đầy giấc. Sau kỷ lục thế giới, Gardner chỉ cần 16 giờ cho đêm đầu tiên và 8 giờ cho đêm thứ hai trước khi trở lại bình thường. Hiện tượng không ngủ rất có hại cho sức khỏe nên cơ quan ghi nhận kỷ lục Guinness không khuyến khích phá kỷ lục.
Trường hợp không ngủ hàng chục năm như anh Đinh Sỹ Cảng, mất ngủ kéo dài ở người bình thường sẽ tạo ra những giấc ngủ cực ngắn, mỗi giấc chỉ vài giây, xen kẽ với trạng thái lơ mơ và mất khả năng nhận thức và vận động.
Vì thế nói anh Cảng không ngủ 18 năm là không đúng; chính xác hơn, anh chỉ mất ngủ 18 năm. Và trong suốt 18 năm đó, anh vẫn ngủ rất nhiều những giấc ngủ cực ngắn mà không biết.
Với những người thiếu may mắn như anh Đinh Sỹ Cảng, theo hiểu biết hạn hẹp của
người viết, một chương trình tạo và chăm sóc giấc ngủ mang tính tổng hợp gồm các
khía cạnh như sau: hóa trị liệu, bao gồm thuốc men và chế độ dinh dưỡng phù hợp;
vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, với sự kết hợp tốt giữa các chế độ vận động
và các mô thức vật lý; tâm lý liệu pháp, với các trị liệu nhận thức và hành vi,
các chế độ thư giãn và tưởng tượng; và các phương thức y học thay thế và bổ
sung, như thiền hay thôi miên.
Và một sự quyết tâm và kiên trì cao độ không chỉ
của người bệnh, mà còn của cả gia đình và cộng đồng, mới có thể mang lại một kết
quả khả quan nào đó.
Tác giả bài viết: TS Đỗ Kiên Cường
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự